Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Viêm khớp dạng thấp:Ðiều trị kiên trì!

Theo thống kê, lứa tuổi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bắt đầu từ tuổi 30 trở đi và tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là người cao tuổi, trong đó nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do bệnh tự miễn hay di truyền.
Triệu chứng
Triệu chứng viêm và đau khớp, có khoảng 85% bắt đầu từ từ, tăng dần, 15% đột ngột với các dấu viêm cấp. Đa số biểu hiện bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay, cổ tay, bàn ngón, khớp gối. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát gây viêm đau nhiều khớp. Vị trí thường gặp sớm nhất ở cổ tay, bàn ngón, ngón gần nhất là ngón 2 và ngón 3, sau đó ở chi dưới là khớp gối, cổ chân, bàn - ngón, ngón chân và xuất hiện muộn là khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp háng, đốt sống cổ, thái dương hàm. Tính chất sưng, đau có xu hướng lan ra 2 bên và đối xứng. Có thể có sốt nhẹ, da xanh, ăn kém, gầy, mât ngủ kéo dài. Thông thường có ít nhất 3 khớp trong số các khớp này bị sưng và đau. Đặc trưng nhất là các khớp sưng, đau đối xứng nhau. Đau khớp nhiều vào ban đêm và sáng sớm lúc mới ngủ dậy hoặc đau lúc thời tiết chuyển mùa (từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại). Bên cạnh đó, triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy.
Xét nghiệm sẽ thấy tốc độ máu lắng, tỉ lệ CRP (C- Reactive Protein) tăng cao, đặc biệt là có yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor). Chụp X-quang thấy có hình ảnh biến đổi xương (mất vôi, hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương hoặc hẹp khe khớp hoặc dính khớp).
Biến chứng
Biến chứng của VKDT có thể là gây biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng từ 10 - 15%). Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng hơi giống VKDT, đó là đau nhức xương hoặc mỏi cơ hoặc mỏi khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp. Đây là triệu chứng của những bệnh thuộc về khớp nhưng yếu tố RF âm tính, viêm khớp không đối xứng ở một hoặc nhiều khớp. Ở người cao tuổi, bệnh rất dễ nhầm với bệnh thoái hóa khớp, bệnh gút.
Nguyên tắc điều trị và dự phòng
Khi nghi ngờ bị bệnh VKDT cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Nguyên tắc điều trị là dùng thuốc giảm đau, chống viêm (Aspirin, corticoid, không steroid) và thuốc ức chế cox 2 (celebrex). Nên điều trị kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu pháp, phục hồi chức năng và trong trường hợp cần thiết, điều trị nội khoa không khỏi, có thể can thiệp bằng ngoại khoa. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc điều trị. Người bệnh không nên nghe theo lời khuyên hoặc mua thuốc của những người không có chuyên môn y học, bởi vì làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà còn trầm trọng thêm và dễ gây biến chứng. VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
Không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp.
Người bệnh VKDT cần ăn, uống đủ chất, có chế độ sinh hoạt hợp lý và vận động cơ thể đều dặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Mỗi buổi sáng lúc mới ngủ dậy nên xoa bóp cơ khớp, tốt nhất là dùng thêm một số dầu để thoa nhẹ lên vùng da của các khớp bị đau, cứng nhằm làm nóng da, giãn mạch máu để máu lưu thông tốt đến các cơ xương khớp, dây chằng (dầu gió, dầu khuynh diệp, Deefheat…). Thời gian xoa bóp tốt nhất từ 10 - 15 phút.
Hàng tháng nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn.
TS. BÙI MAI HƯƠNG

Cách đơn giản giúp phòng đột quỵ do nắng

bí quyết chống nắng cho người cao tuổi
Mặc quần áo phù hợp
Người cao tuổi nên mặc áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát như cotton.
Thoa kem chống nắng sớm và thường xuyên
Nên thoa kem chống nắng 1 giờ trước khi đi bơi hoặc ra ngoài nắng, đồng thời, bôi lại sau 2 giờ. Hãy tìm loại kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da chống lại cả 2 tia UVA và UVB.
Uống nhiều nước
Người cao tuổi ít cảm thấy khát nước, nên tình trạng mất nước có thể xuất hiện nhanh và nguy hiểm. Vì thế, hãy cố gắng uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày, uống thêm nếu bạn tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc nếu thời tiết quá nóng.
Cảnh báo: Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ vì nắng nóng có thể giúp người cao tuổi tránh được nguy cơ tử vong. Dấu hiệu bao gồm: Mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và thiếu mồ hôi mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng.
Cách xử lý: Hãy uống nước, chườm một túi đá lạnh vào mặt sau của cổ, và tránh ánh nắng hoàn toàn.
Ở nhà khi trời nắng gắt
Ánh nắng mặt trời thường gay gắt nhất vào giữa ngày, vì thế hãy ở trong nhà vào thời điểm này. Nếu bạn chơi tennis hoặc làm vườn, hãy làm những điều đó vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Cách đơn giản giúp phòng đột quỵ do nắng
Đeo kính
Mắt của người cao tuổi rất nhạy cảm, do đó đeo kính có thể giúp giảm bớt những nguy cơ cho mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nên sử dụng loại kính mắt có thể chống được cả tia UVA và UVB.
Kiểm tra thuốc đang sử dụng
Một số loại thuốc mà người cao tuổi thường dùng có thể gây ra tình trạng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế, hãy kiểm tra các loại thuốc đang dùng và nhờ bác sĩ tư vấn nếu cần thiết.

Theo Lan Lan (vnexpress/ Griswoldhomecare.com)

Đột tử do huyết khối tĩnh mạch sâu

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 - 200.000 trường hợp tử vong dothuyên tắc phổi và chỉ có 30% được chẩn đoán trước khi chết, số còn lại chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm tử thi. Các triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm khó thở, đau ngực khi hít vào, ho ra máu và đánh trống ngực. Các trường hợp thuyên tắc phổi nặng có thể dẫn đến hôn mê, choáng và ngưng tim đột ngột.
Các yếu tố nguy cơ
Khi một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch sâu nó sẽ gây ra phản ứng viêm và kích thích tạo thêm các huyết khối mới. Nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu tăng khi lưu lượng máu giảm, hoặc ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch chi dưới. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không thể cử động được trong một thời gian dài. Máu càng ứ đọng trong tĩnh mạch, huyết khối càng dễ hình thành. Các yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:
Tuổi >70.
Ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang được điều trị trong vòng 6 tháng nay.
Phẫu thuật hoặc chấn thương vùng chậu hay chi dưới.
Phẫu thuật nào cần gây mê kéo dài trên 5 giờ.
Du lịch trên 1.000 dặm trong 12 tuần trước đó.
Điều trị bằng estrogen/progesterone.
Tình trạng hậu sản.
Những tình trạng tăng đông máu do bẩm sinh hay mắc phải.
Nằm liệt giường trên 3 ngày hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần trước đó.
Di chuyển bằng máy bay trên hành trình dài có thể gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng thường ít gặp. Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trên những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, đau ốm, được điều trị nội trú.
Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết, có thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai, hoặc bị viêm loét đại tràng.
Đột tử do huyết khối tĩnh mạch sâu
Diễn tiến
Thường thì khoảng 60% số bệnh nhân, cục máu đông kéo dài mà không làm nghẹt lòng tĩnh mạch. Do đó, bệnh nhân có thể bị thuyên tắc phổi gây tử vong mà không có dấu hiệu hay triệu chứng tại vị trí khởi phát. Nhưng thường thì có những yếu tố khác góp vào như sốc, nhiễm trùng, chấn thương, hay suy tim sung huyết; già, béo phì, có thai, bệnh ác tính… 40% số bệnh nhân còn lại thì huyết khối gây nghẹt lòng tĩnh mạch gây ra đau chi và phù nề…
Biến chứng quan trọng của huyết khối tĩnh mạch sâu là thuyên tắc động mạch phổi, đó là một tình trạng tắc của động mạch phổi hay một trong các nhánh của nó, gây ra do các các cục máu đông xuất phát từ huyết khối tĩnh mạch sâu. Nguy cơ thuyên tắc phổi gia tăng trong nhiều trường hợp như: ung thưvà nằm bất động kéo dài.
Hiện nay, người ta thấy những trường hợp thuyên tắc phổi nặng thường xuất phát từ phần tĩnh mạch gần của chi dưới. Thuyên tắc phổi trên lâm sàng nặng hay nhẹ tùy thuộc kích thước của cục huyết khối và tình trạng tim phổi của bệnh nhân.
Đột tử do huyết khối tĩnh mạch sâu
Các phương pháp điều trị
Điều trị kháng đông đầy đủ là biện pháp điều trị chính trong bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Bắt đầu bằng heparin và sau đó là dẫn xuất coumarine để chống tái phát huyết khối. Một phương pháp điều trị khác điều trị tiêu sợi huyết là điều trị lý tưởng để làm tiêu cục huyết khối và duy trì chức năng các van tĩnh mạch. Người ta làm một số thử nghiệm để so sánh điều trị tiêu sợi huyết và điều trị kháng đông tiêu chuẩn thì thấy huyết khối mất hoàn toàn ở 45% số bệnh nhân được điều trị với tác nhân tiêu sợi huyết, trong khi chỉ 4% ở bệnh nhân dùng Heparin.
Phần lớn bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu đều phải nhập viện điều trị, tuy nhiên do sự tiện lợi của Heparin trọng lượng phân tử thấp, một số bệnh nhân có thể điều trị tại nhà với sự chăm sóc của nhân viên y tế gồm: huyết khối nhỏ, triệu chứng ít, có thể đi bộ được và bệnh nhân là người năng động, mang băng thun trước rồi khi phù giảm thì dùng vớ áp lực, tự chích được, tuân thủ y lệnh tốt, không có bệnh khác, không khó thở và nghi ngờ thuyên tắc phổi.
Các phương pháp điều trị xâm lấn hơn: phẫu thuật lấy huyết khối, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới: được dùng khi không sử dụng được thuốc kháng đông hoặc dùng kháng đông thất bại. Một dụng cụ lọc đặc biệt bằng kim loại có thể bảo vệ chống thuyên tắc phổi dụng cụ này được gọi là lưới lọc tĩnh mạch chi dưới được đặt vào tĩnh mạch chủ dưới. Lưới lọc tĩnh mạch chủ ngăn cản huyết khối bong ra từ các tĩnh mạch chi dưới không cho chúng về đến phổi.
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay là tăng cường tập thể dục bằng cách đi bộ, phát hiện sớm những trường hợp có huyết khối tĩnh mạch sâu để điều trị, vận động sớm sau phẫu thuật, sử dụng vớ y khoa nhất là khi đi máy bay lâu trên 4 giờ cho những người có yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc kháng đông khi có chỉ định của thầy thuốc…
PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

Cố vấn Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa. Khi các tế bào não không còn kiểm soát được vận động của cơ bắp, con người sẽ đi đứng khó khăn, cử động chậm chạm, tay chân run cứng. Khi bệnh tiến triển, nó phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu hụt dopamine, một chất truyền thần kinh có thể gửi tín hiệu lên não để điều khiển vận động. Hiện nay trên thế giới có khoảng 6,5 triệu người mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn so với nữ, bệnh khởi phát lúc 60 tuổi, và thường có những dấu hiệu sớm ở 50 tuổi, nhưng một vấn đề mới xuất hiện hiện nay là số người trẻ, trên 35 tuổi có dấu hiệu sớm của bệnh parkinsonchiếm gần 10%. Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng tăng trương lực cơ (cứng cơ), run, không điều khiển được tay chân theo ý muốn, chậm vận động, đi lại khó khăn, mất các phản xạ tư thế…
Đây là căn bệnh hiện không có thuốc chữa để có thể giúp người bệnh từ mắc bệnh trở thành khỏi bệnh hoàn toàn, mà các thuốc điều trị hiện nay chỉ có thể giúp cho người bệnh trong những năm đầu, làm cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Theo Tiến sĩ Bobby, Trung tâm tư vấn thần kinh Aster Medcity cho biết, chính vì không thể chữa khỏi căn bệnh này nên việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động của mình. Dưới đây là lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện sớm bệnh:
Tính cách thay đổi
Bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành xử, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống nhất định trong cuộc sống- tất cả hình thành nên tính cách của mỗi con người. Bất kỳ sự thay đổi trong tính cách nào cũng có thể là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson. Người mắc bệnh này hay xuất hiện tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi về tinh thần nhưng lại dễ bị bỏ qua.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Chậm chạm trong phối hợp các hoạt động
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất cứ những thay đổi tư thế nào như khi quay đầu, quay người lại, với, cài khuy, buộc dây giày... người bệnh thường làm với tốc độ chậm, không rõ ràng. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của tuổi già, người bệnh thường phản ứng chậm với các hành động có mục đích. Nhưng thực tế nó cũng là dấu hiệu sớm của căn bệnh thoái hóa thần kinh này.
Giảm cảm giác về mùi
Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, nó thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người người. Trong các nghiên cứu về căn bệnh Parkinson, người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh không có khả năng phân biệt mùi dưa chua, mùi cay, hoặc các mùi thối....Họ không phân biệt được rõ ràng hoặc khứu giác ngày càng suy giảm khi bệnh nặng.
Hay xuất hiện các vấn đề đường ruột
Tình trạng táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa rất phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, nhưng cũng không nên bỏ qua, đây là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh Parkinson.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Đau vai
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, đối với người già, việc loãng xương, mất xương càng dễ nghi ngờ là nguyên nhân hơn do bệnh Parkinson. Khi đau xương khớp do Parkinson kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc. Nếu người bệnh dùng thuốc mà không thấy đỡ cần phải nghi ngờ mình mắc bệnh Parkinson.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Mệt mỏi
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn mới có một giấc ngủ say, bạn cũng cần phải tìm nguyên nhân gây ra chứng mệt mỏi cho mình. Nếu mệt mỏi đi kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được những đánh giá chính xác nhất.
Thay đổi chữ viết tay
Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson gặp các triệu chứng như cứng đờ cơ bắp, khó khăn khi cử động các ngón tay. Một sự thay đổi đột ngột dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi chữ viết tay, kể cả sự thay đổi chữ ký, đây là dấu hiệu của bệnh Parkinson. Những con chữ sẽ đột nhiên nhỏ đi hoặc viết sít hơn....
Run nhẹ
Khi bệnh đã tiến triển, run thường xuất hiện, nó có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, đầu.... Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy xuất hiện các triệu chứng run nhẹ ở các ngón tay, ngón tay cái, cằm, môi.... Bên cạnh đó, bạn có thể gặp co giật nhẹ và run khi bạn cố gắng để ngồi hoặc co giật tay chân ...
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Gặp vấn đề khi di chuyển
Vì Parkinson ảnh hưởng đến vấn đề cử động của cơ thể, trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể bị cứng ở chân khi đi bộ chẳng hạn, đó là do khớp bị cứng lại. Tuy nhiên triệu chứng tê cứng sẽ dần mất đi khi bạn bắt đầu đi bộ, hoặc đôi khi người bệnh cảm thấy bất lực, như chân bị dính xuống sàn mà không thể nhấc lên. Các triệu chứng thoáng qua này chính là dấu hiệu ban đầu của Parkinson.
Rối loạn giấc ngủ
Người mắc nệnh parkinson cũng có những dấu hiệu về thần kinh như rối lọan giấc ngủ, trầm cảm, lo âu… Nếu gặp phải những bất thường này hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
15 dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Mất đi sự cân bằng
Người mắc bệnh Parkinson có sự thay đổi tư thế như hay khom lưng hoặc nghiêng về phía trước là dấu hiệu phổ biến. Họ thường khom lưng khi di chuyển, thậm chí cả khi đứng, người bệnh thường đứng không vững.
Ngất xỉu
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi thức dậy, đây là triệu chứng cần phải nghĩ đến người bệnh đã mắc Parkinson.
Thay đổi trong giọng nói
Bất kỳ sự thay đổi trong giọng nói nào như khàn giọng hoặc giọng nói trở nên khác lạ chính là dấu hiệu đáng lo ngại. Thay đổi trong giọng nói rất phổ biến ở bệnh nhân Parkinson, ở giai đoạn nặng nhiều người bệnh còn bị mất đi giọng nói của họ.
Liệt cơ mặt
Người bệnh Parkinson thường không có biểu hiện cảm xúc nhiều, do các cơ vận động trên khuôn mặt bị ảnh hưởng. Họ gặp khó khăn cả trong khi cười, nói, hoặc chớp mắt.....
Tính khí thất thường
Đây là phổ biến đối với bệnh nhân Parkinson và cũng có thể coi là một triệu chứng sớm của bệnh. Trong trường hợp người bệnh thay đổi tâm trạng thường xuyên, tốt hơn là họ nên được đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đầy đủ.
Bạch Dương

Theo Healthsite

5 câu hỏi về thị lực nhóm người cao tuổi

Một trong những vấn đề nan giải đối với sức khỏe người cao tuổi là thị lực, tuổi càng cao thị lực càng giảm, âu cũng là quy luật. Tuy nhiên để làm chậm quá trình này 5 vấn đề dưới đây vừa được tạp chí người cao tuổi Grandparents của Mỹ cập nhật được xem là bổ ích, mọi người nên tham khảo.
1. Vì sao tuổi càng cao, mắt lại càng khô?
Theo các chuyên gia nhãn khoa ở Honolulu, khi về già mọi tuyến của cơ thể lão hóa theo, không làm việc hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến màng nhầy. Riêng nhóm phụ nữ mãn kinh lại bị ảnh hưởng nhiều nhất, màng nhầy trở nên khô hơn do hoóc-môn thay đổi.
- Giải pháp: Nên dùng thuốc nhỏ mắt, nhất là nhóm thuốc không có chứa thimerosol và chất bảo quản. Nên uống đủ nước mỗi ngày, nếu khô mắt mãn tính thì nên tư vấn bác sĩ bởi đây là dấu hiệu dẫn đến viêm và mờ mắt. Tùy thuộc mức độ bệnh lý, bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc phù hợp, như thuốc nhỏ mắt Restasis sẽ có tác dụng giúp mắt tạo ẩm và ra nhiều nước mắt hơn.
2. Ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến thị lực?
Theo nữ tiến sĩ Emily Chew, Phó Giám đốc Phân ban Dịch tễ học và Ứng dụng lâm sàng, Viện Mắt Quốc gia Mỹ (NEI), năm 2013, sau khi hoàn thành nghiên cứu bệnh mắt liên quan đến tuổi tác mang tên AREDS2, NEI phát hiện thấy những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm vì tuổi tác (AMD) có thể giảm được tới 25% rủi ro nếu dùng liều cao vitamin C, vitamin E, beta carotene và kẽm.
5 câu hỏi về thị lực nhóm người cao tuổi
- Giải pháp: nên chú trọng đến thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin, có nhiều trong các loại rau lá xanh như: cải xoăn, súp lơ, bắp cải, rau bina, và trứng. Theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ, lutein và xeaxanthin còn có tác dụng phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở nhóm người trung cao niên.
3. Hút thuốc thể ảnh hưởng thế nào đến thị lực?
Cũng theo theo tiến sĩ Emily Chew, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học ở NEI phát hiện thấy hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh AMD. Một nghiên cứu do Đại học Duke thực hiện gần đây phát hiện thấy khói thuốc lá và các hóa chất có trong thuốc lá, nhất là hắc ín có thể đẩy nhanh quá trình hình thành cặn và làm dày võng mạc, phát sinh bệnh AMD. Trong thí nghiệm ở loài gậm nhấm, những con chuột được tiếp xúc với khói thuốc lá ở tần suất cao thường sớm mắc bệnh võng mạc, đặc biệt là bệnh thoái hóa hoàng điểm.
Thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin, có nhiều trong các loại rau lá xanh như: cải xoăn, súp lơ, bắp cải, rau bina, và trứng giúp cải thiện thị lực, ngừa bệnh mắc bệnh võng mạc
Thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin giúp cải thiện thị lực, ngừa bệnh mắc bệnh võng mạc
- Giải pháp: nếu trót nghiện thì nên cai thuốc càng sớm càng tốt, còn những người không hút hãy tránh xa người hút thuốc vì hít phải khói thuốc do người hút phả ra, chuyên môn gọi là hút thuốc lá thụ động (passive smoking).
4. Luyện tập cho mắt có tác dụng cải thiện tầm nhìn ?
Glenda Secor, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhãn khoa Mỹ cho biết đến nay chưa hề có bằng chứng luyện tập cho mắt thực sự cải thiện được tầm nhìn. Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng thủ thuật điều trị chứng suy tụ, hai mắt tập trung nhìn vào một vật khoảng cách gần, như cầm cây bút chì ở phía trước theo các cự ly khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu do NEI tài trợ thì thủ thuật cải thiện sự tập trung tầm nhìn nói trên không hiệu quả so với liệu pháp vờ (placebo).
- Giải pháp: chấp nhận sự lão hóa theo quy luật và tìm những giải pháp mang tính khả thi hơn.
5. Đeo kính đọc sách làm cho thị lực tồi tệ hơn?
Sự thực của vấn đề này là đeo kính chỉ giúp tập trung ánh sáng, nhìn rõ chứ không thay đổi liệu pháp điều trị tầm nhìn cho con người. Khi đeo kính, mắt con người nhìn rõ hơn nhưng sau khi bỏ kính ra khả năng thị lực của mắt không thay đổi, có nghĩa bệnh không khắc phục được.
- Giải pháp: nếu là lão thị khi đọc, nhìn gần cần dùng kính hội tụ (kính lão). Trước khi dùng kính nên khám chuyên khoa mắt để chọn các thông số kính cho thích hợp và nên dùng kính không màu. Thông thường, dùng kính sau 3-5 năm phải thay số mới, nếu quá 5 năm vẫn đọc được, hoặc dùng kính số thấp hơn kính đang dùng mà thấy rõ hơn, có thể đã bắt đầu bị đục thể thủy tinh, cần phải đi khám chuyên khoa mắt để xác định nguy cơ và can thiệp kịp thời.

Khắc Hùng (Theo GPC )

Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?

Vậy mãn kinh là gì, làm thế nào để đối phó với nó, giúp người phụ nữ vượt qua một trong những giai đoạn khó khăn của cuộc đời....? Mãn kinh là tình trạng hết kinh vĩnh viễn, sau khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng tiết ra nội tiết tố estrogen.
Theo thống kê, độ tuổi trung bình mãn kinh là 48-52 tuổi, nhưng cũng có trường hợp mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhưng nói chung hầu hết các phụ nữ đều gặp một trong số các triệu chứng khó chịu của tuổi mãn kinh như: kinh nguyệt thất thường, bốc hỏa - đột ngột nóng và đỏ bừng mặt, cổ và ngực, đổ mồ hôi đêm, âm đạo bị khô, gặp các trục trặc về tiết niệu, khó tập trung, trí nhớ kém , tâm trạng thay đổi thất thường, ham muốn tình dục giảm, tóc rụng và thưa, tăng cân, bị đau nửa đầu, đau lưng, khớp và cơ bắp.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Theo dõi những triệu chứng mãn kinh
Hãy ghi lại trong nhật ký những cơn nóng bừng hay bất cứ các triệu chứng nào mà bạn cho là khó chịu. Cố tìm hiểu nguyên nhân, nếu bạn sử dụng cà phê, uống rượu, gặp chuyện gì căng thẳng hay nằm ngủ trong một căn phòng nóng bức đều là những nguyên nhân gây ra cơn nóng bừng như vậy. Loại bỏ các yếu tố bên ngoài, tập thở sâu, chậm sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn này. Nếu vẫn xuất hiện các triệu chứng đó hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Giữ không gian ngủ thoáng mát
Vào ban đêm, những cơn nóng bừng có thể chợt đến làm cho người phụ nữ dễ bị đổ mồ hôi trong thời kỳ mãn kinh. Khi bị đổ mồ hôi đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị mất ngủ. Có một số cách để giữ cho bạn vượt qua giai đoạn này như để một túi chườm lạnh nhỏ dưới gối. Khi cảm thấy nóng bừng, hãy lật gối qua mặt kia để áp mặt vào phần gối đã được làm mát. Hoặc sử dụng quạt để quạt mát không khí, tạo cho không gian ngủ thoáng mát về đêm cũng là một giải pháp có ích.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Tăng cường chất lượng giấc ngủ
Làm thế nào để tăng cường chất lượng giấc ngủ cho phụ nữ ở tuổi này. Hãy tập các môn vận động nhẹ như yoga, thiền có thể giúp giấc ngủ nhanh đến. Cần phải biết rằng tất cả các môn thê dục vận động mạnh đều không có lợi cho giấc ngủ, cần được yên tĩnh ít nhất 1 giờ trước khi ngủ. Đừng uống rượu vào buổi tối, nhiều người cho rằng rượu sẽ làm con người dễ ngủ, nhưng nó là một sai lầm. Rượu làm giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc, nó gây rối loạn giấc ngủ nhiều hơn là đưa con người vào giấc ngủ. Nếu mất ngủ hãy thử nhấm nháp một ly sữa ấm, hoặc dậy đọc một quyển truyện chẳng hạn, tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử.... Nếu vẫn không ngủ được bạn cần nói chuyện với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ trong hoạt động tình dục
Khi phụ nữ thay đổi nội tiết tố điều này đồng nghĩa với việc âm đạo trở nên mỏng và khô hơn, nó làm cho việc quan hệ tình dục trở nên đau rát vì thế phụ nữ bị suy giảm ham muốn tình dục. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hỗ trợ cho hoạt động tình dục như chất bôi trơn hoặc cũng có thể đến bác sĩ để yêu cầu được kê đơn thuốc hỗ trợ. Việc quan hệ tình dục ở tuổi này làm cho lưu lượng máu đi đến các cơ quan tốt hơn, đặc biệt giúp cho âm đạo kéo dài giai đoạn “về hưu sớm”.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Giảm ham muốn
Đây là vấn đề rất bình thường ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Để khắc phục hãy thay đổi một số thói quen trong quan hệ tình dục, massage hoặc kích thích sự gần gũi với đối tác. Việc suy giảm ham muốn này không chỉ đến từ việc thay đổi hormon mà có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như ngủ kém, gặp các trục trặc ở đường tiết niệu hay thậm chí là những thay đổi tâm trạng như chán nản, căng thẳng ....
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Tâm trạng thất thường
Ở những phụ nữ mãn kinh, tâm trạng thường không ổn định, buồn vui thất thường, hay xuất hiện các cơn cáu gắt. Trước thời gian mãn kinh thực sự, phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, nó kéo dài từ 2-4 năm, khi đó nồng độ hormon bắt đầu giảm đi, estrogen có lúc lại tăng bất thường, trước khi giảm hẳn ở giai đoạn mãn kinh. Điều này làm tâm tính người phụ nữ trở nên thất thường, thậm chí nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm. Bác sĩ có thể kê cho bạn các thuốc hỗ trợ như liều thấp thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm ....
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Giải quyết chứng đau đầu
Những người hay bị đau đầu bệnh sẽ nặng lên vào thời gian mãn kinh. Cần theo dõi các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu như vậy, nó thường đi kèm với các cơn nóng bừng. Thay đổi chế độ ăn như chia nhỏ bữa ăn, sử dụng rau xanh và hoa quả nhiều hơn, giảm ăn các loại thịt.... Thiếu ngủ cũng dẫn đến chứng đau đầu, nhất là khi mất ngủ vào ban đêm làm cho chứng đau đầu càng trầm trọng vào ban ngày. Rút thời gian ngủ trưa xuống còn khoảng 30 phút để dễ đi vào giấc ngủ ban đêm và ngủ sâu hơn để phòng đau đầu.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Đối phó với chứng rụng tóc
Vào tuổi mãn kinh tóc trở nên mỏng và dễ rụng hơn, điều này là hoàn toàn bình thường. Để khắc phục điều này bạn cần hạn chế sử dụng các loại hóa chất mạnh cho tóc, tránh ánh nắng mặt trời, tránh sử dụng nhiệt quá mạnh khi sấy tóc. Nhiều người vào thời kì mãn kinh xuất hiện tình trạng lông mọc quá mức ở một số khu vực không mong muốn như tay, mặt. Khi lượng estrogen giảm trong thời kì mãn kinh, Dihydrotestosterone (DHT) - hóc môn chính để kiểm soát sự phát triển của lông mặt - có thể tăng và dẫn đến sự hình thành các sợi lông thô trên gương mặt, đặc biệt là cằm. Có thể dùng các biện pháp wax hoặc tẩy lông bằng laser để khắc phục.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Làm sao giảm mụn
Người ta thường nghĩ mụn xuất hiện ở tuổi thiếu niên, nhưng thật sai lầm, nó còn đến “làm phiền” bạn ở tuổi mãn kinh nữa. Mụn phổ biến đến mức có nhiều loại mỹ phẩm giúp phụ nữ tuổi này khắc phục. Khi lượng estrogen mất đi, đồng nghĩa với testosterone chiếm ưu thế, cộng thêm làn da tuổi này mất đi chất nhờn, da khô hơn, mụn càng dễ phát tác. Làm thông thoáng lỗ chân lông bằng các sản phẩm làm sạch, dưỡng da thường xuyên hơn, tuy nhiên các sản phầm đó không gây bít lỗ chân lông , cần mua những sản phẩm có nhãn phụ ghi “không làm tắc nghẽn lỗ chân lông", "noncomedogenic", và "không-acnegenic’.
Làm thế nào để đối phó với chứng mãn kinh?
Tập luyện trí não
Mãn kinh thường là giai đoạn người phụ nữ bắt đầu vào thời kỳ sức khỏe suy giảm, nhất là về trí tuệ. Ở tuổi này con người thường khó tập trung, trí nhớ kém. Nguyên nhân thể chất là một phần, và điều này có thể khắc phục bằng việc luyện tập thường xuyên. Tăng cường vận động và sử dụng các ngón tay rất tốt cho trí não, hoặc bạn cũng có thể tự đặt ra những thử thách tăng cường trí nhớ cho mình và cổ gắng vượt qua. Hãy tìm hiểu những điều mới mẻ như sở thích cá nhân hoặc học một ngôn ngữ mới.
Thu Hà

Theo Medicinenet

Khắc phục chứng nghe kém và điếc

Ở người cao tuổi, các bộ phận thuộc phạm vi tai mũi họng cũng lão hóa dần  như ở các nội tạng khác trong cơ thể. Sau 60 tuổi trở đi, các cơ quan nội tiết hoạt động giảm, chuyển hoá giảm theo, sức nghe giảm dần. Nghe tiếng nói không rõ, nhất là ở nơi ồn ào. Tuổi càng cao, nghe càng kém. Đặc biệt, ở một số người cao tuổi, sức nghe giảm nhanh.
Con người nghe được nhờ đâu?
Con người nghe được nhờ tai. Tai còn có chức năng quan trọng khác là giữ thăng bằng. Với hai chức năng nghe và thăng bằng, tai có 3 phần:
Tai ngoài: gồm có vành tai để hứng và định hướng sóng âm và ống tai ngoài vận chuyển sóng âm đến vành tai.
Tai giữa: dẫn truyền và tăng cường sóng âm đến tai trong. Tai giữa gồm màng tai, các xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) và vòi tai. Bảo vệ tai trong nhờ lớp cơ của các xương con và lớp đệm không khí của tai giữa.
Tai trong: là bộ phận tiếp nhận sóng âm và chuyển các sóng âm thành luồng thần kinh, giúp con người nhận biết âm thanh.
Khắc phục chứng nghe kém và điếc
Xốp tai là một quá trình các xương con của tai giữa bị xốp, cứng khớp, làm sức nghe 2 tai giảm dần rồi điếc.
Tại sao lại nghe kém và điếc?
Nghe kém là giai đoạn đầu của điếc. Nghe kém có nhiều nguyên nhân, sau đây là những nguyên nhân chính:
Tổn thương tai ngoài: nút ráy ở ống tai ngoài có thể gây nên nghe kém và điếc. Có trường hợp vật lạ kẹt trong ống tai hoặc chít hẹp ống tai cũng gây nghe kém.
Tổn thương tai giữa: vòi tai (thông từ mũi - họng lên tai giữa) bị tắc, do viêm mũi họng. Viêm tai giữa có tiết dịch, có mủ, xơ sẹo màng tai làm cho nghe kém và điếc.
Xốp tai (hoặc xơ tai) là một quá trình các xương con của tai giữa bị xốp, cứng khớp, làm sức nghe hai tai giảm dần rồi điếc. Chứng xốp tai gây điếc hay gặp ở người cao tuổi, tiến triển trong cả hai tai, không thể chữa bằng phẫu thuật.
Tổn thương tai trong: do viêm tai giữa, viêm xương chũm biến chứng vào tai trong, hoặc do nhiễm độc một số loại thuốc, hoặc do các nhóm mỡ trong máu tăng lên. Nghiện rượu làm nhiễm độc thần kinh nghe, có thể gây ra điếc.
Tác động của tiếng ồn trong một thời gian dài gây nên những tổn thương không hồi phục được ở cơ quan thính giác của tai trong. Với người cao tuổi, nếu trong quá khứ tiếp xúc với tiếng ồn càng lâu thì tỷ lệ điếc càng cao và càng nặng hơn.
Phát hiện sớm nghe kém cách gì?
Không đòi hỏi máy móc, kỹ thuật phức tạp, ta có thể đo sức nghe và phát hiện ban đầu nghe kém hoặc điếc.
Đo sức nghe tiếng nói là cách đo đơn giản, dễ làm. Trong một căn buồng hoặc một hành lang yên tĩnh dài độ 6 mét, người đo dùng tiếng nói thì thào nói một số câu, từ đơn giản (như một con số gồm 2 - 3 số hoặc một tên địa danh, thành phố) hướng về phía tai được đo cách độ 5m. Người được đo đứng hoặc ngồi, hướng tai đo của mình về phía tiếng nói người đo, dùng ngón tay bịt chặt tai bên kia và nhắc những từ, những con số nghe được. Đo lần lượt hết tai này sang tai kia. Tai bình thường nghe được tiếng nói thì thào ở khoảng cách 5m. Người nào không nghe được tiếng nói thì thào ở sát vành tai mình hoặc không nghe được tiếng nói bình thường ở cách vành tai một gang tay thì có thể coi như bị điếc.
Bảo vệ sức khoẻ để bảo vệ sức nghe cho đôi tai
Xã hội càng phát triển, tiếng ồn do sản xuất, do giao thông, do sinh hoạt (nhất là ở các đô thị lớn) tác động liên tục lên con người càng làm cho dễ bị nghe kém và điếc. Do đó, cần quy định các mức ồn cho phép theo từng nơi, từng lúc. Kiến trúc đô thị phải bảo đảm có những khu vực yêu cầu yên tĩnh. Các khu công nghiệp lớn, sân bay… phải có quy định cách ly các nguồn ồn cao như xây dựng những bức tường cách âm đủ cao và dài, trồng những hàng rào cây xanh chắn tiếng. Đặc biệt, mỗi người chúng ta giữ vệ sinh mũi họng, chữa kịp thời các bệnh mũi họng là nguồn gốc chính gây viêm tai. Phát hiện và chữa kịp thời viêm tai, dù là viêm tai ngoài hay viêm tai giữa, có mủ hay không mủ. Trong điều kiện thời tiết ở nước ta, viêm tai rất hay gặp và là nguyên nhân quan trọng nhất gây nghe kém và điếc.
GS. Đặng Hiếu Trưng

Phục hồi sức nghe được không?
Ở người cao tuổi, để làm cho tai nghe rõ lại hoặc ngăn không làm bệnh nặng thêm, vấn đề chính là phải tìm ra nguyên nhân.
Đối với nghe kém hoặc điếc do tổn thương tai ngoài, có thể lấy các dị vật như ráy tai, vật lạ kẹt ở ống tai. Cần lưu ý là việc lấy ráy tai hoặc vật nhỏ kẹt trong ống tai phải được làm ở một cơ sở tai mũi họng do những thầy thuốc có tay nghề nhất định, tránh gây xước rách ống tai. Đặc biệt, dụng cụ lấy phải vô trùng, tránh lây bệnh.
Nếu bị viêm họng, chữa khỏi bệnh ở mũi họng có thể giúp cho vòi tai thông thoáng và sức nghe tốt trở lại.
Trường hợp bị điếc do xốp tai ở người cao tuổi, có thể cho đeo máy điếc (máy trợ thính); ít nhất có 50% người trên 60-65 tuổi bị điếc do tuổi đã có thể nhờ máy điếc tăng sức nghe và giúp cho việc giao tiếp xã hội và gia đình dễ dàng hơn. Việc chỉ định dùng được máy điếc hay không, dùng loại nào cần phải tiến hành kiểm tra trong một cơ sở tai mũi họng có máy đo sức nghe.
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons