Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Phụ nữ trên 70 - Nên khám bệnh gì?


Người cao tuổi nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên
1. Bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là căn bệnh tiến triển tỷ lệ thuận với độ tuổi, tuổi càng cao thì rủi ro lâm bệnh càng lớn, thủ phạm làm gia tăng bệnh tim mạch và các loại bệnh nan y khác. Nếu số đo huyết áp nhỏ hơn 120/80mmHg thì 2 năm nên đi khám một lần. 
Nếu chỉ số từ 120 - 139mmHg đầu (tâm thu) và từ 80 - 89mmHg (tâm trương), mỗi năm khám một lần. Trên 140/90mmHg, nên đi khám thường xuyên hơn hoặc theo khuyến cáo cụ thể của bác sĩ.
2. Bệnh ung thư vú
Theo khuyến cáo, phụ nữ trên 50 tuổi có mức rủi ro mắc bệnh ung thư vú ở mức trung bình, nên đi khám vú, tốt nhất là đi khám sớm hơn ở tuổi 40, nhất là nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú, hoặc mang đột biến gen gây bệnh có tên là gen BRCA. 
Sàng lọc ung thư vú thường bao gồm chụp X-quang ngực. Bác sĩ cũng có thể khám vú lâm sàng hoặc nếu cần kiểm tra hình ảnh bổ sung như siêu âm vú hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Mục đích của việc làm này là phát hiện sớm các thay đổi bất thường trong bầu vú, nhất là phát hiện các khối u vú.
3. Ung thư cổ tử cung
Hai năm một lần nên đi xét nghiệm Pap (Pap smear) và làm xét nghiệm HPV (Human papillomavirus). Nếu ba lần xét nghiệm Pap bình thường thì sau đó tần suất giảm đi, khoảng 3 năm/lần. 
Riêng nhóm tuổi từ 65 tuổi trở ra nếu đã cắt bỏ tử cung không cần phải làm xét nghiệm này nữa. Pap là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hay phết tế bào âm đạo, xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. 
Mục đích của việc này là để phát hiện ung thư cổ tử cung. Trong xét nghiệm Pap, bác sĩ đưa một mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra cổ tử cung và lấy một lượng nhỏ tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra. Xét nghiệm HPV cũng được làm theo cách tương tự.
4. Cholesterol
Đối với nhóm phụ nữ trên 70, ít nhất 5 năm nên đi kiểm tra cholesterol một lần. Xét nghiệm cholesterol nhằm biết hai chỉ số về là cholesterol và triglycerides có trong máu. Nếu vượt ngưỡng cho phép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. 
Đây là bệnh “giết người thầm lặng” bởi không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và có các kết quả xét nghiệm cholesterol trước đó không tốt nên đi khám thường xuyên hơn.
5. Kiểm tra ung thư ruột kết và ung thư trực tràng
Thông thường, khi bước vào tuổi 50 trở ra, bác sĩ thường khuyến cáo mọi người, kể cả phụ nữ nên đi kiểm tra sức khoẻ để biết rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh, hoặc mắc bệnh polyp đại tràng và bệnh viêm ruột. Các xét nghiệm nên làm:
- Soi ruột già: bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ soi ruột kết (colonoscope) đưa vào trực tràng để biết sức khỏe toàn bộ chiều dài của đại tràng.
- Nội soi đại tràng ảo: sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính (CT) để chụp cắt lớp các cơ quan bụng, kể cả đại tràng.
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT). Trong kỹ thuật này người ta lấy phân đưa đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để phát hiện máu ẩn trong phân.
- Kỹ thuật soi đại tràng linh hoạt (Sigmoidoscopy), sử dụng thiết bị soi đưa vào đại tràng giúp bác sĩ biết được tình trạng cụ thể của phần dưới đại tràng...
6. Kiểm tra sức khỏe răng lợi
Đối với nhóm phụ nữ trên 70 nên thường xuyên đi thăm khám bác sĩ nha khoa để biết sức khỏe răng lợi, tần suất 6 tháng/lần. Qua khám bệnh, bác sĩ có thể làm sạch răng sau đó đánh giá mức độ sâu răng và các chứng bệnh có liên quan khác. 
Cùng với việc khám răng, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe mặt, cổ và những bất thường khác có trong miệng để đưa ra những tư vấn phòng ngừa và chữa trị kịp thời. 
Đây là công việc quan trọng, bởi răng lợi nó còn liên quan mật thiết đến sức khoẻ chung của cơ thể, nhất là dấu hiệu mắc bệnh tim mạch và ung thư miệng, vòm họng và đường hô hấp.
7. Bệnh đái tháo đường
Bước vào tuổi 45 trở lên, phụ nữ nên đi kiểm tra đường huyết để biết được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Phương pháp kiểm tra nhanh đường huyết (glucose) thường được làm trước khi ăn.
8. Sức khỏe mắt
Giới chuyên môn khuyên phụ nữ trên 70 tuổi nên đi khám mắt thường xuyên (lịch trình 2 năm/lần). Bác sĩ sẽ kiểm tra chuyển động của mắt, khả năng thị lực, áp lực mắt, khả năng nhận biết màu sắc và độ nét thị lực. 
Việc kiểm tra thị lực thường xuyên giúp con người biết được tình trạng sức khoẻ của mắt, đặc biệt, phát hiện nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các chứng bệnh nan y khác về mắt.
9. Loãng xương
Từ 65 tuổi trở phụ nữ ra nên đi đo mật độ xương nhưng nếu thuộc nhóm người có rủi ro cao, ví dụ đã từng bị gãy xương, trong gia đình có người phải điều trị bệnh xương hoặc dùng nhiều thuốc chữa bệnh gây ảnh hưởng đến mật độ xương nên đi khám sớm nhất là sau giai đoạn mãn kinh. 
Mục đích của việc làm này là biết được mật độ xương rủi ro loãng xương giòn xương và gãy xương để có các giải pháp điều trị thích hợp.
10. Kiểm tra chiều cao, cân nặng
Mỗi năm, nhóm phụ nữ từ 60 trở lên nên đi kiểm tra chiều cao, trọng lượng và chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) ít nhất 1 lần. BMI được tính bằng công thức: BMI= trọng lượng: (chiều cao)2 . Trọng lượng tính bằng kilôgam, chiều cao tính bằng mét. 
Ví dụ, một người nặng 55 kg, cao 1,6 mét thì BMI= 55: (1,6)2 = 21,48 . Nếu BMI 18,5 - 24,9 là bình thường, nếu từ BMI= 25 - 30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì. 
Nhờ biết được BMI sẽ giúp mọi người biết được trọng lượng cơ thể hợp lý, nhất là tăng cân, béo phì, để điều chỉnh lối sống và ăn uống cho phù hợp bởi béo phì ở người già liên quan tới rất nhiều bệnh nan y, trong đó có ung thư, đái tháo đường và tim mạch.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những dưỡng chất hỗ trợ tăng sức đề kháng ở người lớn tuổi

Tuổi càng cao, sức khỏe càng kém
Người cao tuổi dần trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các tác nhân gây bệnh xâm lấn. Những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống không ngon, khó ngủ... đồng loạt kéo tới khiến tâm lý lẫn thể chất trở nên khó chịu. Nguy hiểm hơn, những bệnh lý về tim mạch, hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa hay cơ xương khớp cũng bắt đầu tấn công, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nhung duong chat ho tro tang suc de khang o nguoi lon tuoi
Sức khỏe dẻo dai giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống bên gia đình
Nguyên nhân là do sức đề kháng suy giảm đáng kể, các hệ và hoạt động chức năng yếu kém đi và cơ thể không được cung cấp những khoáng chất, vitamin phù hợp với độ tuổi. Thực tế, đa phần người cao tuổi lại không quan tâm đúng mực trong việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết và hợp lý, mặc dù đây lại là một trong những yếu tố quyết định giúp hồi phục và ổn định sức khỏe.
Điểm danh những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người cao tuổi
Để đạt được mục tiêu khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi phải đáp ứng được các yêu cầu: cân đối giữa 4 nhóm dinh dưỡng; dễ hấp thụ và tiêu hóa; tăng sức đề kháng, từ đó giảm triệu chứng mất ăn mất ngủ, phòng các bệnh tim mạch, xương khớp... Để nạp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, ngoài các bữa ăn chính, người cao tuổi nên dùng thêm sản phẩm dinh dưỡng bổ sung hằng ngày để hồi phục sức khỏe tốt.
Vậy đâu là những dưỡng chất cần thiết trong một sản phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi, giúp tăng sức đề kháng và giải quyết các vấn đề về sức khỏe thường gặp?
Đầu tiên phải kể đến là các vấn đề liên quan đến tim mạch mà hầu hết người cao tuổi đều phải đối mặt. Để hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu trong máu, có thể sử dụng dưỡng chất Plants Sterols (chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật như dầu nành, dầu bắp, dầu cải...). 
Dưỡng chất kết hợp cùng axit béo không no MUFA, PUFA ngăn cản sự hấp thu cholesterol vào máu từ thức ăn hằng ngày, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh. Theo khuyến nghị của FDA Hoa Kỳ (*), người lớn tuổi nếu bổ sung 0,65g Plant Sterols trên một khẩu phần, 2 lần mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn ít béo no và ít cholesterol sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài các bệnh lý tim mạch, các bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, đau cột sống,... cũng rất phổ biến ở người cao tuổi. Do đó, bộ ba dưỡng chất Canxi: Phốt Pho: Vitamin D theo tỷ lệ hợp lý là hết sức quan trọng. Trong đó Phốt Pho và Vitamin D giúp cơ thể người lớn tuổi hấp thu và chuyển hóa Canxi tốt hơn. Hệ xương được củng cố chắc khỏe, phòng ngừa được những căn bệnh xương khớp mãn tính.
Bên cạnh việc ngăn ngừa hấp thụ các chất gây hại, thì việc giúp cơ thể thải độc cũng quan trọng không kém. Glucoraphanin - chiết xuất từ mầm bông cải xanh có trong Sure Prevent được xem là một trong những “chuyên gia” trong việc giúp thải độc cơ thể. 
Sau khi bị thủy phân bởi các vi khuẩn đường ruột, dưỡng chất này sẽ chuyển hóa thành Sulphoraphane giúp kích hoạt cơ chế đào thải độc của các tế bào trong cơ thể, trung hòa các gốc axit tự do, bảo vệ cơ thể trước những tác hại bên ngoài và sự thoái hóa từ bên trong theo thời gian. 
Do đó, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời làm chậm đi quá trình lão hóa. Đặc biệt, các Vitamin nhóm B, A, C, E,… và khoáng chất Magie, Kẽm, Selen... trong sản phẩm giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng, ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn.
Một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý với các dưỡng chất cần thiết được bổ sung hằng ngày sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Các bậc ông bà, cha mẹ không chỉ sống thọ, mà quan trọng hơn là “sống vui, sống khỏe” bên gia đình, con cháu... với những niềm hạnh phúc không bao giờ tắt.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến tình dục ở người cao tuổi


Viêm khớp: Đau do viêm khớp sẽ làm cho quá trình giao hợp thực sự không thoải mái, thậm chí có thể gây một số biến chứng. Dùng thuốc giảm đau có thể hạn chế được phần nào, tuy nhiên không được lạm dụng và cần có tham vấn của thầy thuốc. Phương pháp tốt nhất vẫn là luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, tắm nước ấm... Lựa chọn tư thế và thời gian giao hợp cũng là cách có thể giúp cải thiện vấn đề.

Đau mạn tính: Bất cứ trạng thái đau liên tục kéo dài nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ tình cảm ở người già. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý một số thuốc không những có ảnh hưởng đến chức năng tình dục mà còn làm xấu đi các tình trạng sức khỏe khác. Khám bệnh định kỳ, tham vấn thầy thuốc là cách tốt nhất hỗ trợ tình trạng đau mạn tính.

Sa sút trí tuệ: Một số người sa sút trí tuệ lại có biểu hiện tăng nhu cầu tình dục và quan hệ tình dục, tuy nhiên họ lại không kiểm soát được hành vi tình dục phù hợp, thậm chí không nhận biết rõ bạn tình mà vẫn có nhu cầu quan hệ tình dục. Điều này gây nên những phiền toái không chỉ cho bản thân họ mà cho cả vợ/chồng hoặc bạn tình.
Đái tháo đường: Là một trong những tình trạng bệnh lý gây nên rối loạn cương ở nam giới. Điều trị và hỗ trợ y tế kịp thời, phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn cương trong hầu hết các trường hợp. 

Tuy nhiên vẫn còn ít hiểu biết và ít quan tâm đến ảnh hưởng của đái tháo đường đến đời sống tình dục ở phụ nữ cao tuổi. Phụ nữ mắc đái tháo đường thường bị nhiễm nấm âm đạo gây ngứa và khó chịu, làm cho quan hệ tình dục không thoải mái, đồng thời có thể lây bệnh cho bạn tình.

Bệnh tim mạch: ảnh hưởng đến quá trình đạt khoái cảm của cả nam và nữ, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình cương ở nam giới. Người đã từng có tiền sử đột quỵ hoặc nhồi máu cần có tư vấn và lời khuyên của thầy thuốc để có hoạt động tình dục phù hợp, tránh các ảnh hưởng không mong muốn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Khi người cao tuổi bị sốt


Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
Khi người cao tuổi bị sốt, nếu chúng ta không biết xử trí thì có nhiều biến chứng sẽ xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
nguoi-cao-tuoi-bi-sot
Người cao tuổi do các chức năng cơ thể suy giảm nên dễ mắc bệnh và bị sốt
Nguyên nhân gây sốt
Người cao tuổi bị sốt do mắc bệnh nhiễm trùng
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở NCT nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng ở NCT có thể là  đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, áp-xe phổi, lao phổi.
Bệnh nhiễm trùng ở NCT cũng có thể  gặp ở đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét... Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm trùng như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết...
Sốt có thể là sốt cấp tính hoặc sốt kéo dài. Sốt cũng có thể là sốt rất cao nhưng cũng có thể thân nhiệt chỉ vượt quá chỉ số bình thường từ 0,5 - 1 - 20C. Sốt có thể được phân chia một cách tương đối, như: sốt nhẹ là thân nhiệt từ trên 37 - dưới 38oC; sốt trung bình: thân nhiệt từ 38 - dưới 39oC và sốt cao là khi thân nhiệt trên 39oC.
Một số biến chứng
Biến chứng khi người cao tuổi bị sốt
Khi NCT bị sốt nếu không xử trí kịp thời thì rất có thể xảy ra một số biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sốt ở một số bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh thuộc hệ hô hấp (viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...). 
Biến chứng hay gặp nhất là ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm). Sốt ở NCT cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn hoặc ăn vào không tiêu, ậm ạch rất khó chịu. 
Khi sốt có thể làm cho NCT  có thể bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông và khi sốt cũng rất dễ gây nên tiểu tiện ít do nước được thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.
Điều trị sốt ở người cao tuổi
Nên làm gì khi các cụ sốt?
Thân nhiệt của người bình thường là 37oC với điều kiện là cặp nhiệt kế ở miệng hoặc ở hậu môn. Nếu cặp nhiệt độ ở nách thì phải cộng thêm 0,50 nữa mới đúng thân nhiệt lúc cặp nhiệt kế.
Sốt có nghĩa là thân nhiệt phải vượt quá 37oC. Tuy vậy, cũng có thể gặp một số trường hợp ở NCT tuy mắc bệnh nhiễm trùng nặng nhưng khi cặp nhiệt độ thì không thấy thân nhiệt tăng (không thấy sốt) thậm chí thân nhiệt còn thấp hơn 37oC. 
Lý do có thể ở những trường hợp như vậy do sức đề kháng và phản xạ của cơ thể quá yếu, đặc biệt ở người tuổi cao, sức yếu, nằm lâu ngày, thiếu vận động hoặc ăn, uống kém, không hấp thu được. Trong những trường hợp như thế cần được khám toàn diện mới đánh giá đúng bệnh.
Để làm giảm thân nhiệt khi NCT cao tuổi bị sốt thì động tác đầu tiên nên làm là lau mát. Đây là việc làm tuy rất đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém nhưng lại rất hiệu quả. Người ta thường dùng một chiếc khăn lau mặt nhúng vào một chậu nước mát hoặc làm ướt khăn mặt từ vòi nước mát đắp lên những vùng có mạch máu lớn chạy qua thì sẽ làm cho thân nhiệt giảm xuống nhanh hơn như vùng trán, hai bên thái dương, hai hố nách, hai bẹn. 
Người bệnh nên mặc quần áo mỏng, không đắp chăn nằm ở nơi thoáng mát. Song song với lau mát, cần được uống nhiều nước, ngoài nước ép của quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu… uống thêm nước pha từ dung dịch ORS. Cứ một gói ORS 27,5g pha vào 1 lít nước đã đun sôi để nguội và cho uống theo nhu cầu. 
Nếu không có điều kiện mua ORS thì có thể  lấy 2 thìa gạt (loại thìa dùng trong uống cà phê) muối ăn và 8 thìa gạt đường ăn pha vào 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc nước gạo rang để uống. Tuyệt đối không được truyền dịch tại gia đình hoặc ở phòng khám không đủ điều kiện chăm sóc và cấp cứu. 
Bởi vì nhiều y tá điều dưỡng có thể thực hiện được kỹ thuật truyền dịch một cách thành thạo nhưng việc xử trí khi truyền dịch bị sốc (phản ứng) thì không phải ai cũng giải quyết được. NCT bị sốt mà đang bị tăng huyết áp thì cũng không truyền dịch.
Khi  thực hiện các biện pháp như vừa nêu ở trên mà thân nhiệt vẫn không thuyên giảm (dưới 38oC) thì có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol, liều trung bình cho người lớn  là 0,5g mỗi một lần và sau từ 4 - 6 giờ có thể dùng lại nếu vẫn còn sốt trên 38oC. Cần lưu ý là trong viên paracetamol dạng viên sủi có thêm thành phần muối bicacbonat natri nên những NCT có huyết áp tăng cần lưu ý không nên dùng. 
Một điều nữa cũng cần được lưu ý là loại thuốc paracetamol nếu dùng dài ngày sẽ không tốt vì chúng có nhiều tác dụng phụ nhất là ảnh hưởng đến chức năng của gan và vì vậy dễ gây ngộ độc. Các biện pháp trên đã được áp dụng mà NCT không hạ thân nhiệt về chỉ số bình thường thì nên đưa NCT đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định nguyên nhân của sốt và sẽ được điều trị và mọi trường hợp khi người cao tuổi bị sốt không được chủ quan.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ám ảnh quốc gia “siêu già”

Chuyện phụng dưỡng cha mẹ tuổi già là đạo hiếu của người Việt Nam, tuy nhiên tại những cuộc hội thảo gần đây cho thấy một thực trạng: chuyện chăm sóc cha mẹ không chỉ thuộc về con cái.


Bà Nguyễn Thị Thể, hơn 70 tuổi, bị ung thư tuyến giáp, lặn lội từ Bình Dương xuống Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chữa bệnh, do con cái bận đi làm nên không thể đưa bà đi trị bệnh - Ảnh: Tự Trung
Bà Nguyễn Thị Thể, hơn 70 tuổi, bị ung thư tuyến giáp, lặn lội từ Bình Dương xuống BV Ung bướu TPHCM chữa bệnh, do con cái bận đi làm nên không thể đưa bà đi trị bệnh - Ảnh: Tự Trung
Để giải quyết những vấn đề của già hóa dân số hiện nay, ngành y tế cần xây dựng hệ thống lão khoa trên toàn quốc, xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Xã hội cần khuyến khích việc làm cho người cao tuổi, giúp người già khó khăn tiếp cận vay vốn. Bản thân người cao tuổi cần chú ý giữ gìn và bồi dưỡng tâm lý tích cực, duy trì sự lành mạnh về tâm lý để tránh rơi vào trầm cảm, bực dọc.

Ông MAI XUÂN PHƯƠNG (phó vụ trưởng Vụ Truyền thông - giáo dục)

Người già trên 65 tuổi ở Việt Nam có khoảng 5,6 triệu người. Tỉ trọng người cao tuổi tăng rất nhanh do tuổi thọ người Việt Nam ngày càng tăng. Dự báo đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số siêu già. Nhưng cả nước chỉ mới có hai trung tâm lão khoa lớn.
Người cao tuổi không chỉ mang nhiều bệnh tật mà còn có nhiều thay đổi về tâm lý. Người già có đủ nỗi sợ: sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi... Sự gần gũi, quan tâm của con cháu phần nào làm vơi đi quạnh hiu cho tuổi xế chiều.
Cha mẹ: sống với bệnh và gánh nặng áo cơm
Sáng 25/12/2015, bà N.T.C. - 85 tuổi, ở Cần Đước, Long An - được chăm sóc tại khoa lão khoa Bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM. Trò chuyện với bà thật khó, người nói chuyện phải nói thật chậm, giọng nói phải to bà mới có thể nghe được.
Bà C. kể bà mắc nhiều bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp. Nhà bà ở Long An nhưng cứ 2-3 tháng, mỗi khi thấy người mệt hoặc có triệu chứng gì, bà lại bảo con cháu đưa đến Bệnh viện Nguyễn Trãi điều trị. Bà thích vào khoa lão khoa điều trị vì trong khoa bác sĩ và nhân viên y tế hiểu người già hơn.
Không phải người nào về già cũng may mắn có con cháu chăm sóc sớm chiều như bà N.T.C.. Trên đường phố Sài Gòn vẫn còn nhiều người già mưu sinh nơi lề đường, hè phố để kiếm sống. Trời về đêm cuối năm lạnh, ông T.V.K. (Q.Bình Thạnh, TPHCM) vẫn lụi cụi đạp xe đi khắp các ngõ hẻm lượm rác. Ông nhặt nhạnh từng mớ ve chai để bán, kiếm sống qua ngày.
Ông kể: nhà có ba người con nhưng cuộc sống khó khăn, không phụ giúp gì cho ông bà. Hai thân già gần 80 tuổi phải tự làm lụng kiếm ăn.
Ở chợ Kiến Thiết, Q.Phú Nhuận có một cụ già sáng nào cũng lui cui trải miếng bạt xuống hiên nhà một hộ dân ở chợ rồi dọn hàng bán quần áo và kẹp tóc giả. Bà cụ là Trần Thị Bình, 84 tuổi, ở P.5, Q.Tân Bình.
Bà Bình kể bà có tám người con nhưng hai người đã mất. Sáu người con còn lại có gia đình riêng và cuộc sống đều khó khăn. Chồng bà năm nay 86 tuổi ở với một người con gái và ông có lương hưu. Tuy sống chung nhà nhưng bà tự mưu sinh và ăn riêng.
Con: chăm sóc, chiều ý cha mẹ như trẻ nhỏ
11g trưa, bà Nguyễn Kim Ảnh, 72 tuổi, P.Tân Thới Hòa (Q.Tân Phú) vui vẻ đút cơm cho hai cháu ngoại. Vừa đút cơm, bà vừa tươi cười chơi đùa với cháu. Khi cháu ăn no, ngon giấc, bà lại quét dọn nhà cửa, rồi quay ra phụ giúp con bán hàng. Dáng người lom khom, đi đứng chậm chạp nhưng bà Ảnh làm luôn tay luôn chân.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Hoa, con gái bà Ảnh, chia sẻ: “Nhìn bà vậy chứ con cháu không cho làm là giận dỗi ngồi khóc. Mấy lần thấy “dỗ dành” khó khăn lại phải làm thinh cho bà làm”.
Chị Hoa tâm sự: hằng ngày mẹ chị thường phụ con cháu làm đủ việc lặt vặt trong nhà. Sợ cô đơn, thời gian rỗi bà lại đi chùa, hiếm khi thấy bà ngồi một chỗ. Con cháu hiểu nên thường góp ít tiền để bà đi chơi thảnh thơi. Hiểu được tính bà, lâu lâu có dịp mấy anh chị em trong nhà đưa bà đi chơi xa. Mỗi lần vậy con cháu đều để cho bà tự tay chuẩn bị nhiều việc. Thấy được quan tâm, tôn trọng bà vui tươi hẳn lên.
Có người về già lại không muốn “chôn chân” trong bốn góc tường mà vẫn thích làm việc. Mục đích làm việc của họ không còn phải vì tiền.
Năm nay 67 tuổi nhưng ông T.V.T. (Q.Bình Thạnh) vẫn chạy xe ôm. Đều đặn hằng đêm ông chở khách tới 10g đêm mới về tới nhà.
Anh Hải, con ông T., chia sẻ xưa nay cha anh làm nghề chạy xe ôm nuôi ba anh em anh ăn học. Giờ con ổn định, có công ăn việc làm đàng hoàng, chu cấp đầy đủ nhưng ông vẫn muốn đi làm cho khuây khỏa. Muốn cha được nghỉ ngơi, nhiều lần anh Hải khuyên ông nghỉ. Nhưng ngày nào nghỉ ông cứ đi ra đi vào. Con cháu đành phải để ông đi làm.
Người già đôi khi chỉ muốn có tiếng nói trong gia đình, đỡ bị trở thành “người thừa”.
Anh Nguyễn Văn Khanh (Q.Thủ Đức) chia sẻ ba mẹ anh năm nay đều gần 80 tuổi nhưng còn minh mẫn. Hằng ngày ông bà muốn trò chuyện với con cháu nhưng do ở nhà lâu ngày, “quỹ” câu chuyện vơi dần. Cả ngày cứ quanh quẩn hỏi đi hỏi lại một chuyện. Thậm chí ông bà còn tìm cách nói ngược đi, tranh luận để có chuyện nói với con cái.
“Có hôm ngồi vào bàn ăn ông biết rõ món đó nhưng vẫn vặn hỏi món gì, làm thế nào, ăn ra sao. Con giả vờ trả lời sai thì ông bà chỉnh ngay. Ai thiếu kiên nhẫn nhiều lúc phải phát bực”, anh Khanh kể.
Cô đơn tuổi già
Không chỉ khó khăn về kinh tế, suy sụp về sức khỏe, người cao tuổi còn gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Theo thống kê của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), khoảng 35% người cao tuổi cảm thấy buồn chán, thất vọng, 22% cảm thấy cô đơn và 33% không chia sẻ cùng ai niềm vui, nỗi buồn của họ. Đây là điều khiến cuộc sống của người cao tuổi đi vào bế tắc.
Phân tích những thay đổi tâm lý của người cao tuổi, BS Mai Xuân Phương, phó vụ trưởng Vụ Truyền thông - giáo dục, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho biết người cao tuổi rất sợ cô đơn, rất dễ cảm thấy bị bỏ rơi và quên lãng vì sự cách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già. Người già rất dễ bị thất vọng, thích lệ thuộc con cái. Nếu không được con cháu cư xử tế nhị các cụ sẽ có cảm giác bị hắt hủi, ngược đãi.
Người già còn hay lo xa, dễ mủi lòng, tủi thân, mặc cảm, cáu kỉnh vô cớ, hờn dỗi, dễ mắc bệnh trầm cảm... Các cụ còn thường lặp đi lặp lại những yêu cầu, những đòi hỏi hay những câu hỏi và từ đó có thể làm con cháu hay người xung quanh bực dọc, cau có với các cụ nếu không hiểu được tâm lý người cao tuổi.
Những tâm lý này xuất phát từ đặc tính về tâm lý của người cao tuổi, do sự chậm chạp về tư duy và cảm giác bị lệ thuộc. Vì các cụ từng dành phần lớn thì giờ của đời mình trong việc chăm sóc, lo lắng cho các con với ước mơ được các con đền đáp lúc tuổi già mà không được như ý.
Họ luôn mong muốn được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn. Khi có những ước mơ không thực hiện được, không hài lòng với cuộc đời mình, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh trầm cảm và trở nên khó tính, gay gắt với con cái...
Khoa lão khoa chưa nhiều
Trong khi số người cao tuổi gia tăng nhanh thì ở VN, trừ hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM có bệnh viện hoặc các chuyên khoa lão khoa để khám chữa bệnh cho người cao tuổi, còn lại hơn 60 tỉnh thành chưa có bệnh viện hay chuyên khoa lão khoa dành cho người cao tuổi. Điều này khiến việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi gặp vô vàn khó khăn.
BS Lê Tấn Lợi, phó khoa lão khoa BV Nguyễn Trãi, cho rằng bệnh nhân lớn tuổi thường khó tính, khó chịu, khả năng nghe và diễn đạt kém nên nhiều khi còn hiểu lầm với nhân viên y tế. Người già rất hay quên nên nhân viên y tế khi dặn bệnh nhân điều gì đó luôn phải dặn đi dặn lại.
Có một số bệnh nhân đến khoa không có người nhà chăm sóc, trong khi người già yếu không thể tự sinh hoạt được nên nhân viên y tế phải làm thay... Như vậy, nếu các bệnh viện đều có khoa lão khoa để người già được điều trị bệnh vẫn tốt hơn người già nằm rải rác tại các chuyên khoa.
BV Nguyễn Trãi là một trong những bệnh viện đầu tiên của TPHCM có khoa lão khoa, tuy nhiên đến nay khoa lão khoa vẫn chưa phát triển nhiều.
Khoa lão khoa cần có loại giường đặc biệt cho người cao tuổi, ví dụ giường cần có độ thấp hơn các giường bệnh bình thường khác để người già leo lên leo xuống dễ dàng. Nhà vệ sinh của bệnh nhân phải có thang vịn cho người lớn tuổi, phải có một số dụng cụ tại chỗ để tập vật lý trị liệu, khung tập đi, nệm chống loét..., thế nhưng đến nay trong khoa có rất ít và nhiều loại không có.
Quan trọng hơn là điều dưỡng cần đi học lớp chăm sóc người già, thế nhưng đến nay trong khoa chưa có điều dưỡng nào được học các kỹ năng này.
Điều quan trọng nữa là tuy tuổi thọ người VN đang tăng nhưng theo BS Trương Quang Anh Vũ - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Thống Nhất (TPHCM), hiện cả nước chỉ mới có hai trung tâm lão khoa lớn là Viện Lão khoa trung ương (phía Bắc) và Bệnh viện Thống Nhất (phía Nam).
Thuê người chăm sóc cha mẹ
Tại TPHCM có khoảng 10 trung tâm, viện nhận chăm sóc người già. Tuy nhiên, hầu hết chỉ dành cho đối tượng chính sách, người già neo đơn, không nơi nương tựa. Chỉ vài trung tâm có nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người già theo dịch vụ. Hiện nay, Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè đang nhận nuôi dưỡng 56 người già theo diện chính sách và 81 cụ theo dịch vụ.
Một số trung tâm dưỡng lão tư nhân ra đời. Trung tâm chăm sóc người già Bình Mỹ (H.Củ Chi) hiện nay nuôi dưỡng gần 100 cụ. Đa số các cụ khiếm khuyết sức khỏe, có vấn đề về thần kinh, con cháu không có điều kiện chăm sóc. Trung tâm trang bị nhiều thiết bị chuyên biệt dành cho người già, từ giường, xe lăn, ghế tắm, dụng cụ gậy chống, dép chống ngã... Có những phòng tập phục hồi chức năng để các cụ vận động theo phương pháp phù hợp.
Ông Bùi Anh Trung - giám đốc Trung tâm chăm sóc người già Bình Mỹ - cho biết để tạo một môi trường “người già”, trung tâm thường xuyên tổ chức chương trình hát hò, giao lưu ngoài trời cho các cụ nói chuyện với nhau. Còn cụ nào khỏe, trung tâm bố trí cho các cụ trồng rau, làm vườn để các cụ được vận động thêm.
Nhiều gia đình không có điều kiện chăm sóc cha mẹ nhưng vẫn muốn ông bà sống cùng con cháu nên tìm đến dịch vụ chăm sóc người già tại gia. Nhân viên đến tận bệnh viện hoặc nhà riêng làm mọi việc từ A đến Z như việc ăn uống, vệ sinh, giặt giũ, trò chuyện, đọc sách... cho các cụ.
Anh Trần Văn Minh - phó giám đốc Công ty TNHH Nhân Ái (TPHCM), một đơn vị cung cấp nhân viên chăm sóc người già tại bệnh viện hoặc tại nhà - cho biết đa số các gia đình ký hợp đồng chăm sóc cho đến khi người già qua đời. Chi phí để thuê nhân viên gần 7 triệu đồng/tháng. Hầu hết người thuê là người có thu nhập khá cao.
“Công ty Nhân Ái có 200 nhân viên nhưng luôn “cháy” nhân viên do nhu cầu chăm sóc người già tại nhà rất lớn”, anh Minh cho hay. 


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Mộng tinh ở người cao tuổi

Sự lẫn lộn giữa giấc mơ và đời thật đôi khi lại khiến cuộc sống trở nên thi vị hơn, như một liều thuốc giảm stress, nhất là cho những người cao tuổi. Vậy nên có một người đàn ông 75 tuổi đã kể cho tôi nghe câu chuyện của mình và ông ta kết luận với tôi là sau giấc mơ đáng giá ngàn vàng đó, ông ta trở nên yêu đời hơn, trẻ trung hơn và khí lực có vẻ khả quan hơn nhiều.
Giấc mơ mà ông có là gặp lại người vợ hiền đã quá cố cách đây 5 năm. Ông đã hưởng lại được cái phút giây hạnh phúc bên người vợ trẻ 40 năm về trước.
Và lý do mà ông đến với chúng tôi: "Giúp ông tìm lại giấc mơ đó lần thứ 2 trong đời một lần nữa". Giấc mơ mà trong đó ông đã ân ái với vợ. Ông nói: "Hiện tại ham muốn tình dục thì vẫn còn, nhưng hoạt động tình dục, kể cả thủ dâm cũng là một điều rất khó thực hiện ở tuổi 75 của ông. Ông không muốn thực hiện tình dục với ai khác vì ông chỉ yêu vợ mà thôi".
mong-tinh-o-nguoi-cao-tuoi
Theo chuyên gia Freud thì có 3 loại giấc mơ:
- Những giấc mơ giúp giải tỏa những uẩn khúc trong đời sống hàng ngày.
- Những giấc mơ mang dấu hiệu tâm linh.
- Những giấc mơ huyền bí.
Mỗi loại giấc mơ đều mang một thông điệp khác nhau chuyển tải từ tiềm thức cho cá nhân nhằm giải tỏa, cảnh báo hoặc tiên tri về một điều bí ẩn trong đời sống nội tâm.
Mộng tinh là gì?
Trong Khoa tình dục có một loại giấc mơ mà người ta thường gọi là mộng tinh.
Những người lớn tuổi 60-70 cả đàn ông lẫn đàn bà có còn mộng tinh nữa hay không? Nếu có thì mỗi tháng hay mỗi năm có bao nhiêu lần? Trong giấc mơ có thấy giao hợp với người khác phái không? Có xuất tinh không? Hay là những giấc mơ tương tự như thế đã biến mất từ lúc nào mà trong cuộc sống lo toan người ta không còn để ý đến nữa, nếu có chỉ là những trường hợp hi hữu?
Giấc mơ cũng là một trong những tiêu chuẩn để thăm dò bệnh tật thước đo sức khỏe của người lớn tuổi.
Chưa hẳn là một người lớn tuổi luôn luôn có những giấc ngủ bình yên không mơ thấy điều gì lại tốt hơn một người khác thỉnh thoảng có giấc mơ đẹp, yêu đời, vui vẻ, được trở về với tuổi thanh xuân.
Một giấc mơ đẹp có khả năng xóa tan đi những âu lo, phiền muộn cô đơn của tuổi già, một phương pháp chống stress và cũng là một cách chống lão hóa trí tuệ.
Quan niệm của Tuệ Tĩnh Thiền sư và Hải Thượng Lãn Ông
Mộng là giấc mơ.
Vậy tinh là gì?
Trong từ điển Việt Nam chữ "tinh" có đến 12 nghĩa, trong đó chữ tinh trong bài này có nghĩa một chất lỏng trong cơ quan sinh dục loài đực tiết ra khi giao cấu.
Người xưa nói: người ta có 3 cái quý là tinh, khí, thần.
Nếu giữ được thần, vững được khí, vẹn được tinh thì mọi bệnh tật không sinh ra được.
Trong Nam dược thần hiệu đã định nghĩa về di tinh như sau: "Di tinh là tinh khí trong ngọc hành tự chảy ra, phát bệnh chia ra làm hai loại hư thực khác nhau, phàm người trai tráng khỏe mạnh ở lẻ (rảnh rỗi một mình) vì mơ tưởng dục tình, hoặc nằm mộng thấy gái mà xuất tinh, đấy là tinh khí tràn đầy mà tiết ra, không cần phải dùng thuốc, được thỏa mãn tình dục là hết bệnh...".
Còn Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: "Lòng dục động thì hỏa bốc lên, hỏa bốc lên thì tinh thần mỏi mệt, tinh thần mỏi mệt thì tinh hoạt mà hóa thành di, mộng tinh...".
Y học phương Tây thì định nghĩa mộng tinh là xuất tinh trong lúc ngủ, tình trạng này thường xảy ra ở con trai tuổi dậy thì.
Trong sách Tố Nữ kinh thì khuyên: Ở tuổi 70 mà khỏe mạnh thì mỗi tháng giao hợp một lần, ốm yếu thì nên kiêng cữ không nên xuất tinh, còn chuyện mộng tinh thì không hề đề cập đến.
Mộng tinh (hay giấc mơ tình dục) ở người cao tuổi
Trong nghiên cứu chúng tôi: những giấc mơ tình dục trong đời sống của một số người lớn tuổi chỉ gặp dưới 1%. Có cách nào để giúp tái lập lại giấc mơ tình dục cho họ hay không? Có, công trình nghiên cứu của chúng tôi nhằm giải thích sự khác biệt giữa mộng tinh của người trẻ tuổi và sự biến mất của loại giấc mộng này ở người cao tuổi có liên quan tới nồng độ kích thích tố testosterone. Qua nghiên cứu, nhận thấy có sự gia tăng testosterone khá nhanh ở tuổi dậy thì và suy giảm ở tuổi sau 50.
Ảnh hưởng phụ của testosterone ở tuổi dậy thì trong việc tạo ra mụn (acne) và biến mất ở người cao tuổi, mụn ở phụ nữ ít hơn nam giới.
Có sự đột biến nồng độ testosterone trong những trường hợp hi hữu.
Có thể gia tăng nồng độ testosterone một cách đột biến trong máu ở mức độ cho phép.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những nguy cơ của bệnh đột quỵ

Hình minh họa. Nguồn Internet

Theo thống kê của Hội đột quỵ Hoa Kỳ:

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

+ Là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

+ Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ.


+ Cứ mổi 3 phút trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ.

+ Là bệnh rất phổ biến: nguy cơ bị đột quỵ trong cộng đồng là 20% tức là trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.

+ Trong lần đột quỵ đầu tiên khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tử vong, 1/3 bị tàn phế nặng, và 1/3 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, và các lần đột quỵ tái phát làm nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.

+ Là bệnh đòi hỏi chi phí y tế rất cao: điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng sau đột quỵ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình, là gánh nặng cho xã hội...  


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Người già hay bị nghẹn, vì sao?

Nếu cụ già hay bị nghẹn, cần phải bình tĩnh, nếu nghẹn đơn thuần chỉ cần uống một ngụm nước hay vuốt dọc theo đường thực quản.

Hình minh họa
Hình minh họa. Internet
Khi về già, mọi chức năng của cơ thể đều giảm. Do đó khi ăn uống, lượng nước bọt tiết ra để nhào trộn thức ăn cũng ít dần đi theo tuổi tác, niêm mạc của ống tiêu hóa cũng teo nhỏ lại và kém đàn hồi, giảm lượng dịch trơn co bóp... 
Mặt khác, thành biểu mô của niêm mạc miệng người già cũng mỏng hơn so với khi trẻ, cơ lợi co rút lại, khả năng nhai giảm, một số người răng cũng bị yếu hoặc rụng... đó là nguyên nhân tại sao người già hay bị nghẹn thức ăn hơn. Bị nghẹn cũng có thể do bị bệnh như u thực quản, do ăn uống quá vội... 
Nếu hay bị nghẹn, cần phải bình tĩnh, nếu nghẹn đơn thuần chỉ cần uống một ngụm nước hay vuốt dọc theo đường thực quản. Ăn uống cũng ảnh hưởng, vì thế phải điều chỉnh lại bữa ăn, thức ăn. 
Những người già cần chuẩn bị những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt (cháo, canh, đồ hầm). Nếu bố bạn bị nghẹn liên tục trong mỗi lần ăn thì nên đưa ông đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Người cao tuổi: Dùng nhiều thuốc chưa hẳn là tốt


Những bất lợi khi dùng nhiều thuốc
Dùng nhiều thuốc bệnh cùng lúc song không đúng cách, sẽ bị thừa hay tương tác thuốc. Một số thí dụ:
Bị đau dạ dày, khó chịu, mất ngủ. Vừa dùng thuốc giảm tiết dịch vị cimetidin vừa dùng thuốc ngủ seduxen. Cimetidin vốn có tác dụng phụ gây lú lẫn, kích động, hoang tưởng, dùng thêm seduxen sẽ làm cho tác dụng phụ này tăng lên, gây buồn ngủ kéo dài, không chủ động được, dễ bị ngã.
Không những người cao tuổi mà ngay cả một số nhân viên y tế cũng hiểu sai rằng dùng nhiều thuốc chữa cùng một bệnh sẽ làm cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Không hoàn toàn đúng như thế.
Đang dùng thuốc trầm cảm sertralin. Mất ngủ lại dùng thêm thuốc ngủ triazolam. Trầm cảm vốn là do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong syap; người bệnh ở trong trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế (không ham thích, không muốn làm việc, buồn chán). 
Thuốc trầm cảm làm cho cơ thể phục hồi các chất dẫn truyền trong synap ngang với ngưỡng sinh lý, được coi như là thuốc kích thích thần kinh trung ương. Thuốc ngủ triazolam ức chế hệ thần kinh trung ương. Dùng cả thuốc ngủ và thuốc trầm cảm là dùng hai thuốc có tác dụng ngược, làm mất hiệu quả của nhau.
Bị cao huyết áp, dùng thuốc huyết áp nhưng lại bị hen nên dùng thêm thuốc chữa hen chứa ephedrin hoặc corticoid tiêm hay uống kéo dài. Ephedrin là thuốc tăng cường hoạt động của thần kinh giao cảm làm cho tim đập mạnh, co mạch ngoại vi, gây tăng huyết áp. 
Corticoid tác động giữ muối và nước, làm cho nước trong máu trong dịch gian bào tăng, tác dụng lên sự chuyển hóa glucid làm glucose - máu tăng… dẫn tới tăng huyết áp. Như vậy, các thuốc chữa hen làm mất tác dụng của thuốc chữa cao huyết áp.
Dùng thuốc “bổ dưỡng” kèm với thuốc chữa bệnh không đúng, gây trở ngại cho việc chữa bệnh:
Người bị bệnh mắt đã dùng mỗi ngày 2 viên tobicom (chứa vitamin A, 2.500 IU/viên). Trong thời gian này, lại dùng thêm mỗi ngày 1 viên thuốc bổ pharmaton (cũng chứa vitamin A, 2664 IU/viên). Tính cộng lại, người bệnh đã dùng liều vitamin A đến 7664IU/ngày, cao hơn nhu cầu cần thiết (tối đa chỉ 5.000IU/ngày). 
Vitamin A (dưới dạng acid retinoic, một chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin A) kích thích sự hoạt động của các tế bào hủy xương dẫn đến tăng sự tiêu xương, dẫn đến giảm mật độ chất khoáng xương, xương thiếu độ chắc, dòn, kém dẻo dai, sức chịu lực kém, dễ gãy đồng thời tăng sự hình thành xương màng gây nên phì đại xương. 
Các nghiên cứu cho thấy: những người bổ sung vitamin A trên 5.000 IU/ngày có mật độ chất khoáng xương thấp hơn 10% so với những người bổ sung ít hơn 5.000IU/ngày; có nguy cơ gãy cổ xương đùi gấp 2,1 lần so với người chỉ bổ sung mỗi ngày ít hơn 1.666 IU/ngày. Như vậy, trong trường hợp đã dùng tobicom, việc dùng pharmaton gây thừa vitamin A, dẫn đến hại xương.
Người cao tuổi cần khám, dùng thuốc theo chỉ định
Người cao tuổi cần khám, dùng thuốc theo chỉ định
Trong khi dùng thuốc chữa cao huyết áp, nghe nói dùng vitamin C làm tăng cường khả năng miễn dịch nên thường xuyên dùng viên sủi vitamin C, có khi dùng thường xuyên như một loại nước giải khát. Viên sủi chứa nhiều natribicarbonat (NaHCO3) làm tăng lượng Na+ như khi ăn mặn muối Natrichorid (NaCl). Na+ kéo ion canxi (Ca+2) vào nhiều trong nội bào. 
Chính Ca+2 khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng sẽ cản trở lưu thông máu, dẫn tới cao huyết áp. Như vậy, tá dược NaHCO3 trong viên sủi C làm giảm hiệu lực của thuốc chữa cao huyết áp.
Nghe nói canxi là “chiếc gậy của tuổi già”, có lợi cho người loãng xương, có người đã dùng canxi vitamin D quá nhiều. Tại Mỹ, nghiên cứu WHI (Women Health Intitative) trên 36.000 người mãn kinh (50 - 70 tuổi) thấy: dùng mỗi ngày 1.000mg canxi, 400IU vitamin D có làm tăng mật độ xương lên chút ít so với nhóm chứng, nhưng không giảm nguy cơ gãy xương. 
Các nhà nghiên cứu Australia phân tích lại các nghiên cứu WHI, thống nhất với kết luận này; đồng thời thấy thêm: việc dùng canxi làm tăng 31% nguy cơ nhồi máu cơ tim (số liệu từ 5 nghiên cứu trên 8.000 người); tăng 27% nhồi máu cơ tim (số liệu từ 11 nghiên cứu trên 12.000 người). Theo đó, Hội nghị xương khoáng chất tại Mỹ năm 2001 kết luận: “Dùng canxi điều trị loãng xương không có lợi ích mà còn nguy hại”. 
Như vậy, việc dùng thuốc bồi bổ canxi vitamin D quá nhiều không đem lại lợi ích gì cho việc chữa loãng xương mà lại có nguy cơ gây hại cho tim mạch. Muốn phòng loãng xương cần cung cấp đủ nhu cầu canxi ngay từ khi còn trẻ mà không đợi đến lúc già. Ở tuổi già nếu cần bổ sung canxi vitamin D vì thiếu hụt thì chỉ bổ sung vừa đủ, khi bổ sung đủ nhu cầu thì dừng lại ngay.
Dùng phối hợp nhiều thuốc cùng cơ chế dược lý để chữa một bệnh không tăng thêm lợi ích mà tăng độ độc:
Trong điều trị, thầy thuốc cho phối hợp các thuốc chữa cùng một bệnh nhưng phải có cơ chế khác nhau. Ví dụ: trong bệnh đái tháo đường dùng riêng sulfonylure (glibenclamid) thì chỉ kích thích tuyến tụy, dùng riêng biguanid (metformin) thì chỉ ức chế gan phóng thích glucose từ glycogen. Dùng chung, sẽ phối hợp hai cơ chế này, tụy và gan không phải làm việc quá sức mà vẫn kiểm soát được đường huyết. Dùng riêng, phải dùng liều cao, sulfonylure có thể gây hạ đường huyết, biguanid có thể tăng acid lactic máu. Dùng chung, liều mỗi thành phần chỉ còn bằng 40 - 60% liều dùng đơn, nên không gây các tác dụng phụ này. 
Nếu phối hợp hai thuốc chữa bệnh cùng cơ chế sẽ không lợi. Ví dụ: khi nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng, thầy thuốc đã cho dùng amikacin với liều thích hợp sẽ ức chế được vi khuẩn. Người bệnh sốt ruột dùng thêm cả gentamycin tiêm. Dùng thêm gentamycin không tăng thêm hiệu lực (vì riêng amikacin đã đủ ức chế vi khuẩn rồi), trong khi đó sẽ tăng thêm độc tính với thính giác, gây điếc (vì cả amikacin và gentamycin đều có độc tính này).
Dùng biệt dược trùng lặp nên quá liều, gây độc:
Người bệnh khi bị sốt mới dùng paracetamol thấy chưa đỡ vội vàng dùng thêm panadol, một biệt dượcchứa paracetamol và ibuprofen. Như vậy là dùng liều paracetamol gấp đôi liều bình thường. Nếu dùng đúng liều paracetamol là thuốc lành tính, nhưng dùng liều cao paracetamol có thể gây viêm gan cấp.
Dùng tăng liều lượng, kéo dài thời gian dùng theo cảm tính… gây ra tai biến:
Do sợ tăng đường huyết, đôi khi người bệnh tự ý tăng liều thuốc đái tháo đường lên để phòng dư. Việc tăng liều thuốc phòng dư này sẽ gây hạ đường huyết quá mạnh, xuống dưới mức an toàn sẽ gây hạ huyết áp, trụy mạch.
Mục đích dùng thuốc chữa cao huyết áp là để hạ huyết áp xuống mức chấp nhận được gọi là huyết áp mục tiêu. Người bệnh khi thấy trong người khó chịu, nhức đầu thì cho rằng vì huyết áp tăng cao rồi tự ý dùng tăng liều thuốc cao huyết áp. Thực ra trong người khó chịu hay nhức đầu chưa hẳn là do cao huyết áp mà có khi do một lý do khác. Tăng liều thuốc hạ huyết áp không đúng có khi gây tụt huyết áp đột ngột thậm chí trụy mạch nguy hiểm.
Trong viêm khớp dạng thấp, kháng viêm không steroid (aspirin, ibufrofen, diclofenac) chỉ làm giảm đau, giảm viêm. Trong bệnh mạn này, chỉ khi đau và viêm không chịu được mới dùng kháng viêm không steroid. Có người cứ hơi đau chưa đến mức cần đã vội dùng thuốc, kết quả là dùng nhiều đợt, những đợt đó rất gần nhau. Lẽ ra, khi giảm đau giảm viêm đến mức cơ thể có thể chịu đựng được thì ngừng dùng. Một số người muốn khỏi hẳn bệnh nên kéo dài thời gian dùng ra. Do đó, thuốc phát sinh tác dụng phụ đầu tiên là gây viêm loét dạ dày vi thể (phải soi mới thấy, không có biểu hiện lâm sàng) về sau thì viêm loét dạ dày thực sự (có dấu hiệu lâm sàng, X-quang rõ).
Làm sao để tránh dùng nhiều thuốc?
Về người bệnh: cần khám, dùng thuốc theo chỉ định. Tùy trường hợp, thầy thuốc sẽ:
- Chỉ dùng thuốc chữa bệnh chính, khi bệnh chính đỡ, theo đó, bệnh chứng phụ cũng hết. Ví dụ: chỉ cần dùng thuốc chống tiết dịch vị cimetidin; khi bệnh dạ dày đỡ, không còn khó chịu, sẽ ngủ được, mà không nhất thiết phải dùng seduxen.
- Trong trường hợp cần dùng cùng lúc hai thuốc chữa hai bệnh khác nhau, thầy thuốc sẽ chọn các thuốc thích hợp để chúng không cản trở nhau.Ví dụ: thầy thuốc cho dùng thuốc chữa cao huyết áp, vẫn cho dùng thuốc kiểm soát hen nhưng không dùng ephedrein, corticoid tiêm uống… mà dùng corticoid hít. Corticoid hít thường dùng liều nhỏ, có tác dụng tại chỗ, không gây tác dụng phụ tăng huyết áp.
- Cũng có khi thầy thuốc cho xê dịch thời gian dùng sẽ tránh được thừa thuốc. Ví dụ: khi thầy thuốc cho dùng tobicom (chứa vitamin A) thì không cho dùng pharmaton (cũng chứa vitamin A).
- Khi chữa một bệnh, nếu cần phối hợp thuốc thì thầy thuốc sẽ kết hợp hai thuốc có cơ chế dược lý khác nhau sẽ tăng hiệu quả mà độc tính sẽ giảm.Ví dụ như phối hợp 3 - 4 kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao để chữa bệnh lao.
- Thầy thuốc có khi dùng cách khác mà không tăng, hoặc nếu cần tăng liều thì có tính toán cụ thể để tránh quá liều. Ví dụ: một nghiên cứu tại các phòng khám Pháp cho biết người cao huyết áp đến viện khi nhức đầu khó chịu hay có tăng huyết áp chút ít thì chỉ cần cho nghỉ yên tĩnh ở phòng đợi, sẽ có 80 - 90% trường hợp trở lại trạng thái huyết áp bình thường mà không cần dùng thuốc hay nhập viện.
Về phía bệnh viện:
Riêng các bệnh viện có tổ chức nhiều đơn nguyên khám chuyên khoa cần bố trí thầy thuốc (đúng ra là bố trí phòng tổng hợp cuối cùng) xem lại các đơn mà các chuyên khoa đã cho, trao đổi lại với thầy thuốc, lược bỏ các thuốc thừa, các thuốc gây tương tác. Chủ động hơn, khi bị nhiều bệnh mạn, người bệnh nên đến phòng nội tổng hợp khám khai luôn cùng lúc các bệnh, nếu thầy thuốc thấy có thể chữa kết hợp được ngay ngay với chuyên khoa nào thì gửi khám tại chuyên khoa đó, bệnh mạn nhưng chưa chữa được ngay sẽ dành chữa vào thời gian thích hợp khác.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ảo giác ở người già: Phòng tránh và chữa trị


Bệnh ảo giác ở người già (Hallucination) là căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, một số giác quan của con người bị rối loạn làm cho người bệnh rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Đề cập về căn bệnh này, tạp chí Live Strong của Mỹ vừa cập nhật 6 điều cần biết để phòng tránh chữa trị, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người trong cuộc.
Bệnh ảo giác là gì?
Bệnh ảo giác đôi khi còn gọi là chứng ảo giác giác quan (Sensory hallucination), trong đó giác quan bị rối loạn, người trong cuộc tưởng như mình nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy những việc mà thực tế lại không có thật. Chính những ảo giác này làm họ lo lắng, sợ hãi và tìm cách đối phó hoặc chạy trốn. 
Thậm chí có người còn nghe thấy giọng nói hoặc người vô tình ở ngay trong thân xác của bản thân họ, điều khiển họ làm những việc nguy hiểm như tấn công người khác, có người còn cảm thấy đang bay bổng rơi xuống vực thẳm sâu. Nhóm người này còn có những chứng bệnh khác đi kèm như ảo thị, ảo thính, ảo vị, ảo khứu giác.
Benh-ao-giac-o-nguoi-gia
Nguyên nhân gây chứng ảo giác
Trước tiên những người mắc phải căn bệnh này thường đi kèm chứng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, bị mù hoặc bị điếc, mắc phải những căn bệnh trầm trọng khác liên quan đến não bộ, đặc biệt là khối u não, gan thận bị suy yếu không làm được chức năng vốn có, bị trúng độc, hoặc bị rối loạn tâm lý hoặc do thay đổi một số loại thuốc chữa bệnh, bị nhiễm trùng, bị bệnh tim mạch hoặc bị chấn thương. 
Ngoài ra còn co những lý do tâm thần làm cho bệnh tình gia tăng, ví dụ như: ảo giác thấy người thân qua đời nay hiện về khuyên nhủ; nghiện thuốc kích thích, rượu bia cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Chứng ảo thị thường là do ngộ độc rượu, ma túy, cocain, nhiễm độc chất salicylat, u-rê máu tăng vọt, do mắc bệnh sa sút trí tuệ thể nhẹ Alzheimer… 
Chứng ảo thính thường làm cho bệnh nhân khó chịu buồn bực dẫn đến suy luận, cho rằng người khác nói xấu mình. Chứng ảo vị, ảo khứu là căn bệnh sai lệch về mùi vị, xúc giác, thường xuất hiện ở nhóm người nghiện ma túy. Đôi khi người bệnh cảm thấy những bộ phận trong cơ thể chuyển động hay có những vật gì đó đang di chuyển trong người.
Không nên để những người già mắc chứng ảo giác sống một mình
Những người mắc bệnh ảo giác dễ sợ hãi, kích động, lo âu, thậm chí hoang tưởng nên rất nguy hiểm đến tính mạng vì vậy không nên để họ sống cô đơn, một mình. Những người này cần được quan tâm chăm sóc về mọi mặt, kể cả ăn uống, thuốc thang cho đến những tình huống cần được cấp cứu gấp. Nếu cần có thể đưa những người này vào các trung tâm điều trị chuyên nghiệp hoặc được kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc cũng như các khuyến cáo thường xuyên.
Hội chứng Chalres Bonnet Syndrome (CBS)
CBS là căn bệnh nói về tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân mắc bệnh về thị lực, từ đó phát sinh ra những hiện tượng về ảo giác. Đây cũng là căn bệnh thường gặp ở nhóm người cao niên mắc bệnh nghiêm trọng về mắt. 
Nếu bị hội chứng CBS thì nguy cơ bị ảo thị rất cao, tuy nhiên mức độ mắc bệnh còn tùy thuộc vào sức khỏe của từng người. Trước tiên những người này sẽ nhìn thấy những dòng kẻ ngang trên những đồ vật mà họ nhìn thấy (gọi là trường thị giác) hoặc chim bay, đồ vật bay trước mắt mà thực tế chẳng có gì. 
Ngoài ra còn yếu tố khách quan tác động, ví dụ ánh sáng tự nhiên mờ ảo làm tăng, giảm chứng ảo giác vì vậy mà những người mắc bệnh thị lực càng nặng thì chứng ảo thị lại càng nan y, trầm trọng.
Ảo giác và ảo tưởng
Nhóm người cao tuổi có rủi ro mắc chứng ảo giác là rất cao. Nhẹ thì ảo mộng, suy giảm thị lực, mê sảng, suy giảm trí nhớ và nặng thì thấy những ánh hào quang, ngất xỉu, đau nửa đầu và ảo tưởng liên tục. Điều quan trọng là cần khám và giải mã những bí ẩn của chứng gián đoạn cảm giác và ảo giác thực. 
Ngoài ra, cũng phải phân biệt giữa ảo giác thực và bệnh ảo tưởng. Riêng ảo tưởng là căn bệnh thường gặp ở nhóm người mắc bệnh rối loạn tâm thần và “cặp” với căn bệnh ảo giác. Tuy nhiên, chứng ảo tưởng này không phải là dạng bệnh rối loạn ảo giác mà nó liên quan đến trí óc, tâm trí cũng như quá trình suy nghĩ của người bệnh.
Làm gì để giảm thiểu bệnh ảo giác ở người già?
Ảo giác là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn đến nay chưa khám phá hết nên kết quả điều trị vẫn còn hạn chế, vì vậy việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Trong trường hợp này bác sĩ thường khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng nặng, cơ thể mất nước, bị ngộ độc, đường huyết giảm, bị động kinh, bị bệnh tim mạch, bị chấn thương hoặc có u ở não... Tùy theo trạng thái sức khỏe tâm thần của người bệnh, bác sĩ có thể khuyến cáo cách điều trị như: dùng thuốc an thần, thuốc bổ não hoặc chuyển họ tới bác sĩ chuyên khoa.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Cụ ông 80 tuổi giảm đau cơ, khớp nhờ đạp xe đạp

Nhờ chăm chỉ tập luyện thể thao vừa sức, ông Lâm Hoa Bắc (80 tuổi, Hà Nội) đã giảm hẳn đau khớp, tăng huyết áp, giữ được sức khoẻ ổn định.

Mắc cùng lúc nhiều bệnh
Ông Bắc cho biết mình chăm chỉ hoạt động thể thao từ thời trẻ. Ông vốn là huấn luyện viên môn điền kinh của Sở TDTT Hải Phòng nên cũng có những kiến thức nhất định về thể thao. Giờ tuổi cao nên hoạt động thể thao của ông đã giảm đi nhiều, ông chỉ tập luyện phù hợp với sức khoẻ.
Nói về bệnh, ông Bắc chia sẻ: “Tôi bị phong tê thấp nên hay đau khớp, nhất là khớp ở bàn chân. Bệnh đau thần kinh tọa khiến tôi hay đau hông. Tôi lại có bệnh tăng huyết áp, từng mổ cắt 3/4 dạ dày, cắt đại tràng. Có lúc tôi bị choáng váng, nôn. Bệnh tật dễ làm người ta kiệt quệ. Bản thân tôi xác định phải cố gắng phấn đấu...”.
Cu ong 80 tuoi giam dau co, khop nho dap xe dapÔng Lâm Hoa Bắc đang chuẩn bị đi tập luyện thể thao
Thời điểm ông Bắc cho rằng mình bị kiệt quệ là “năm ngoái” khi cứ phải khám bệnh nọ lại ra bệnh kia, dùng thuốc chữa bệnh này lại ảnh hưởng đến bệnh khác. Ông bị đau đầu xương, đi khám, bác sĩ nói bị gút, bị khớp. Điều trị được 6 tháng, bác sĩ lại bảo: “Nguy hiểm quá, ông bị suy thận, đường huyết cao, có chiều hướng tiểu đường tuýp 2”. 

Ông cho biết mình đã nằm viện 3 lần, sử dụng thuốc Tây theo bác sĩ kê đơn. Trong quá trình điều trị thì rất tốt, nhưng cứ ra viện thì lại thấy đau, gân sưng rồi chuyển sang đau khớp. Đi khám lại lại được bảo đau dây thần kinh ngoại biên... Cảm thấy quá chán nản, nhưng qua nghiên cứu, ông đã rút ra được nhiều điều cho bản thân và áp dụng. Đó là ăn nhạt, tập luyện phù hợp với mình.
Đi xe đạp nhẹ nhàng giảm đau khớp
Trước đây, khi chưa bị đau khớp thì ông Bắc đi bộ mỗi ngày 10 - 20km là thường. Giờ sáng nào ông cũng đi xe đạp khoảng 45 phút đến 1 tiếng, với quãng đường khoảng 15 - 20km, hết đi ở sân vận động Mỹ Đình thì lại ra ngoại thành. 

Ông chọn đạp xe bởi nó nhẹ nhàng, không bị cơ thể dội xuống gây đau như đi bộ. Khi đi xe đạp, hoạt động cơ bắp cũng được nhiều. Quả nhiên, sau một thời gian, ông thấy triệu chứng đau khớp giảm hẳn.
Việc ăn uống cũng được ông điều chỉnh: Ăn điều hòa, uống nhiều nước, ăn nhạt, ăn nhiều rau và hoa quả, tránh ăn những thức ăn có đạm cao (ví dụ như thịt bò). Ông chỉ ăn thịt lợn, thịt gà, cá, dùng ít trứng, tôm, cua, hải sản. Gần đây, nước gạo rang được ông sử dụng uống hằng ngày và thấy tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, trà tươi, nước vối cũng được ông sử dụng xen kẽ. Bia, rượu, thuốc lá ông hoàn toàn không sử dụng.
Dù áp dụng nhiều biện pháp nhưng ông Bắc cũng phải thừa nhận: “Mỗi khi giở giời, chuyển mùa, tôi lại thấy đau cơ, đau ở hai cánh tay, chân đi khập khiễng khó chịu. Những lúc thấy khó chịu, tôi lại dừng tập 1 - 2 buổi, nghe ngóng cơ thể. Khi thấy dễ chịu hơn, tôi lại tập luyện vừa sức. Ngoài tập luyện phù hợp, việc nghỉ ngơi, cân bằng cơ thể cũng rất quan trọng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons