Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Sống thọ hơn nếu có nhiều mối quan hệ xã hội


Những người có nhiều mối quan hệ xã hội khi còn trẻ sống mạnh khỏe hơn những người ít quan hệ xã hội là một công bố mới nhất của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bắc Carolina, Chapel Hill, Mỹ. Đây là nghiên cứu đầu tiên có liên kết mối quan hệ xã hội với các nguy cơ gây bệnh từ béo phì, viêm nhiễm, huyết áp cao đến các bệnh có nguy cơ tử vong cao như: bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
"Dựa trên những phát hiện này, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc khuyến khích thanh thiếu niên xây dựng các mối quan hệ xã hội rộng rãi và trao dồi kỹ năng xã hội để tương tác với con người cũng quan trọng như việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn", Giáo sư Kathleen Mullan Harris, thuộc Đại học Đại học Bắc Carolina, Chapel Hill, Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

. Các nhà nghiên cứu đã công bố bằng chứng cho thấy các mối quan hệ xã hội làm giảm nguy cơ bệnh tật của con người. Ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu đã công bố bằng chứng cho thấy các mối quan hệ xã hội làm giảm nguy cơ bệnh tật của con người. Ảnh: Internet
Giáo sư Harris và nhóm nghiên cứu của bà đã tập hợp dữ liệu từ 4 khảo sát tiêu biểu, đối tượng tham gia có độ tuổi trải dài từ vị thành niên đến người già. Họ đánh giá các mối quan hệ xã hội theo 3 tiêu chí: hội nhập xã hội, hỗ trợ xã hội và cô lập xã hội.
Nghiên cứu này đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. Theo đó, người lớn tuổi sống lâu hơn nếu họ có nhiều mối quan hệ xã hội. Tài liệu nghiên cứu không chỉ cung cấp thông tin mới về cơ chế sinh học kéo dài tuổi thọ mà còn chứng minh những mối quan hệ xã hội làm giảm nguy cơ bệnh tật của con người. 
Nhóm nghiên cứu đã tìm ra sự ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đối với từng độ tuổi khác nhau. Cụ thể, ở độ tuổi vị thành niên và thành niên, sự cô lập xã hội gia tăng nguy cơ gây bệnh béo phì. 
Khi bước vào tuổi già, sự cô lập xã hội làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Đối với người trung niên, số lượng quan hệ xã hội không quan trọng bằng chất lượng các mối quan hệ này.
Giáo sư Yang Yang Claire thuộc Trường ĐH Bắc Carolina, một thành viên của nhóm nghiên cứu nói: "Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi kêu gọi các bác sĩ và nhân viên y tế nên nỗ lực hơn nữa để giúp tất cả mọi người hiểu được tầm quan trọng của quan hệ xã hội và những tác động đến đời sống cũng như sức khỏe của mọi người”.




Giữ nhiệt yêu ở người cao tuổi


Khác với thời trai trẻ, khi về già, chuyện ấy được thể hiện bằng những nụ hôn phơn phớt, những cái ôm đầy sự yêu thương với người già lúc này, chuyện yêu đơn giản là sự hiểu biết.

Khác với thời trai trẻ, khi về già, chuyện ấy được thể hiện bằng những nụ hôn phơn phớt, những cái ôm đầy sự yêu thương với người già lúc này, chuyện yêu đơn giản là sự hiểu biết, yêu thương nhau hơn là chỉ có giao hợp. Nói thế không có nghĩa là khi ở tuổi xế chiều, chuyện ấy sẽ mất hết, có chăng là sự chuyển thể…

Những thay đổi về sinh lý như mãn kinh (nam và nữ) những thay đổi về hoạt động tình dục (dương vật cương lên chậm hơn, phóng tinh yếu và thưa hơn…) cũng khiến chuyện ấy gặp khó khăn. Thực tế cho thấy, tình dục không phụ thuộc vào tuổi tác mà phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và văn hóa tình dục.
Vì vậy khi còn sung mãn, mặc dù tuổi đã cao, bạn đừng cố gắng kìm hãm. Người già áp dụng biện pháp cố gắng tự kiềm chế có thể dẫn đến tình trạng chất cặn bã của tinh dịch, dịch tuyến tiền liệt do tinh hoàn, túi đựng tinh hoàn, tuyến tiền liệt tiết ra không được đào thải tự nhiên, có thể làm bụng dưới có cảm giác nặng nề khó chịu. Nếu kiềm chế trong một thời gian dài có thể bị liệt dương, tạo nên bóng đêm u ám trong đời sống vợ chồng. 

Ở phụ nữ có hiện tượng hồi xuân, thời điểm này, tinh thần trở nên phấn khởi kéo theo sự ham muốn tình dục cũng tăng cao. Lúc này, sự thỏa mãn về tâm lý chuyện phòng the quan trọng hơn thỏa mãn về sinh lý. Hãy cùng nhau chung sức đồng lòng vượt qua.
giu-nhiet-yeu-o-nguoi-cao-tuoi

Hãy bắt đầu từ khúc dạo đầu bằng những cử chỉ, vuốt ve âu yếm thân mật, dài hơi hơn thời trai trẻ, sự hài hòa và sẻ chia cảm xúc lúc này cần hơn nhiều. Khi đã đến tuổi xế chiều, nên chú trọng tới sự hài hòa, lắng nghe đối phương và cần phải duy trì sự điều độ trong sinh hoạt tình dục. 

Theo nghiên cứu, nếu làm chuyện ấy thích hợp, hài hòa sẽ giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp người cao tuổi giải tỏa căng thẳng, loại bỏ cảm giác cô độc. Khi về già, cơ thể, sức khỏe không còn như thời trẻ, những bệnh tim mạch, huyết áp sẽ xuất hiện.
Chuyện quan hệ vợ chồng cũng phải được lưu ý, không nên cố gắng khi cơ thể mệt mỏi. Thế nhưng cũng không nên mặc cảm cho rằng mình đã già, có cháu nội ngoại nên không thể sinh hoạt tình dục được nữa. 

Khi đàn ông ở tuổi 60 vẫn còn ham muốn nhưng các bà ở tuổi này, lửa lòng đã nguội nên thường xuyên tìm cách né tránh khiến cuộc sống tình dục mất hài hòa. Vì thế, cần lưu ý về sức khỏe và không nên cố gắng khi cơ thể thấy mệt mỏi. Lúc này, phải “liệu cơm gắp mắm”, phải căn cứ vào sức khỏe, vào tâm lý của đối tác, đừng cố gượng ép mà để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.



Cẩn thận tuổi mãn kinh vẫn có nguy cơ... dính bầu

Có nhiều trường hợp, ở độ tuổi con cái trưởng thành, thậm chí lập gia thất, cháu con đuề huề, không may người phụ nữ vẫn dính bầu ngoài ý muốn dẫn đến nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười.

Nếu phát hiện muộn, nguy cơ từ việc bỏ thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người phụ nữ. Do vậy, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần lưu ý quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Tuyệt đối không phá thaiở những cơ sở y tếkhông uy tín
Cách đây không lâu, tại TPHCM xảy ra vụ việc thai phụ 48 tuổi (ở tỉnh Bình Dương) "không may" mang bầu 17 tuần. Người phụ nữ này muốn bỏ thai vì các con đều đã lớn và mang thai ngoài ý muốn khi đã lớn tuổi. Chị tìm đến một phòng khám đa khoa quốc tế, bác sĩ người Trung Quốc nhận làm thủ thuật, cho uống nhiều thuốc phá thai và tiến hành hút thai. Sau đó, thai phụ đau đớn dữ dội được đưa đến BV Từ Dũ cấp cứu trong tình trạng tử cung bị rách, thủng ruột, ứ máu vùng ổ bụng… Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.
Thực tế, cũng có nhiều trường hợp "cấn thai trộm", nhất là giai đoạn tiền mãn kinh vì nhiều người nghĩ rằng, chắc không còn khả năng mang thai. Chị Ngọc Dương (49 tuổi, ở tỉnh Cà Mau) cho biết: “Trước đây, kinh nguyệt của tôi đều đặn hàng tháng. Nhưng mấy tháng nay, "kỳ đèn đỏ" cứ trồi sụt, có khi vài tháng bặt tăm. Khi đó, tôi tưởng đã mãn kinh, nên những khi “gần gũi” ông xã đều không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Bỗng dưng kinh nguyệt có trở lại, tôi "tá hỏa", sợ có bầu".
Theo BS Ngô Thị Thanh Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ TP Cần Thơ, giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thường trong độ tuổi 45 - 50, có thể sớm hoặc muộn hơn. Trước mãn kinh có giai đoạn gọi là tiền mãn kinh và khi mãn kinh, người phụ nữ không thấy kinh trên 1 năm (Ví dụ: lần kinh cuối cùng ngày 10/2/2014 cho đến ngày 10/2/2015 không thấy kinh, sau đó gọi là mãn kinh). Chị em cần nhận biết các biểu hiện, triệu chứng và đặc điểm giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng như nguy cơ mang thai ở giai đoạn này để tránh điều đáng tiếc.

Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần lưu ý quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Ảnh min họa
Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần lưu ý quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Ảnh min họa
Đừng chủ quan!
Tâm sinh lý tuổi tiền mãn kinh bao gồm suy giảm sức khỏe, thể chất. Chị em cảm thấy uể oải, suy nhược thần kinh, biểu hiện trí nhớ giảm, da trở nên mỏng và khô, có thể bị loãng xương, bệnh tim mạch… Về tinh thần, cảm thấy nóng nảy, gắt gỏng, thỉnh thoảng có những cơn bốc hỏa, mệt mỏi, khó ngủ, toát mồ hôi đêm... Bên cạnh đó là sự bất ổn về tâm lý với nhiều lo lắng, bồn chồn, dễ cáu gắt, trầm cảm… 
Đặc biệt, về sức khỏe sinh lý, có cảm giác đau khi giao hợp, giảm ham muốn (do suy giảm nội tiết tố, khô dịch âm đạo…), đi tiểu nhiều, tiểu buốt, gắt, tiểu không kiểm soát… Đó là những vấn đề có thể gặp ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên cũng tùy tâm trạng từng người, có thể có hoặc không gặp phải.
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, chị em không nên chủ quan mà cần thực hiện biện pháp tránh thai hợp lý. Nếu đang áp dụng biện pháp tránh thai nào đó thì duy trì đến tuổi mãn kinh hẳn. Nếu chưa sử dụng biện pháp tránh thai, sợ có thai thì tùy tần suất quan hệ tình dục và thời điểm thích hợp trong tháng mà áp dụng tránh thai tự nhiên hoặc dùng bao cao su là phù hợp nhất. Bởi điều đáng lo ngại nhất là việc mang thai ở tuổi tiền mãn kinh đối mặt với nhiều nguy cơ cao hơn vì tuổi lớn, sức khỏe hạn chế, nội tiết suy giảm… 
Vì vậy, phải tuân thủ nghiêm việc khám thai định kỳ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những bệnh lý xảy ra trong thời gian này. Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là việc làm đầu tiên khi phát hiện mang thai vì nó giúp ích rất nhiều cho thai phụ về sau. Việc nạo phá thai cũng cần sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.
Nhiều chị em đến tuổi tiền mãn kinh, bỗng dưng chia… ranh giới với chồng bằng cách ngủ riêng. Theo BS Ngô Thị Thanh Nga, tâm sinh lý con người bao giờ cũng có sự đòi hỏi dù ở tuổi nào. Do đó, quan hệ tình dục vẫn phải duy trì với tần suất phù hợp từng nhóm tuổi. 
Các nhà nghiên cứu về tình dục học đưa ra qui luật số 9 để "giữ lửa yêu" cho các cặp vợ chồng. Ví dụ: Các cặp trong độ tuổi: 30 tuổi = 3 x 9 = 27 (có nghĩa 2 tuần quan hệ 7 lần); ở tuổi 50 = 5 x 9 = 45 (4 tuần quan hệ 5 lần); 70 tuổi = 7 x 9 = 63 (6 tuần quan hệ 3 lần),…
Các chuyên gia khuyên: Tuổi càng lớn thì tần suất quan hệ giảm chứ không phải là "tuyệt giao" chuyện ái ân, gần gũi!
Vì vậy, một số chị em đến tuổi mãn kinh đã quyết định ngủ riêng, tách hẳn chồng là một sai lầm! Điều này sẽ làm cho tình cảm vợ chồng lạnh nhạt, mất dần sự âu yếm... cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả hai.
Giai đoạn mãn kinh bắt đầu khi những hormone trong cơ thể ngừng biến động và ổn định ở mức thấp. 51 là độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ. Mặc dù vậy, vẫn có những trường hợp mãn kinh ở độ tuổi 40, hoặc có người gần 60 tuổi mới mãn kinh.
Nhiều người cho rằng, khi chu kỳ kinh nguyệt của mình không xuất hiện nữa chính là thời điểm mãn kinh của cơ thể. Thực tế, do những thay đổi về hormone, chu kỳ của chị em sẽ phát sinh một số điều bất thường. Nó có thể “mất tăm” một thời gian và đột nhiên xuất hiện lại.
Chị em phải chờ ít nhất 1 năm mới có thể xác định liệu mình có đang trong thời kỳ mãn kinh. Sau mãn kinh, cơ thể bạn sẽ không xuất hiện sự rụng trứng và bạn sẽ không có cơ hộimang thai nữa. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình mãn kinh, buồng trứng bạn vẫn còn sót lại một vài nang trứng cuối cùng và cơ hội thụ thai vẫn đang chờ đón bạn. Trường hợp này khá hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Thụ thai trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn và nguy hiểm.




Cách phòng chống đột quỵ ở người cao tuổi


Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ở nước ta và trên thế giới, gần 200.000 người trải qua cơn đột quỵ mới hoặc tái phát.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do xơ vữa động mạchcục máu đông và tăng huyết áp.

Đột quỵ - căn bệnh gây nguy hiểm của tuổi già

Đột quỵ, đôi khi được gọi là "tai biến mạch máu não" xảy ra khi máu cung cấp đến một vùng não bị chặn lại. Khi đó, các tế bào não không được cung cấp oxy và glucose cần thiết để tồn tại, bị chết đi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra.
Đột quỵ còn có thể cướp đi mạng sống của một người hết sức đột ngột và có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào. Đột quỵ não thường xảy ra bởi 2 nguyên nhân chính, thứ nhất là do động mạch não bị tắc, thường là do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa gây cản trở dòng máu. Nguyên nhân cao thứ hai là do mạch máu bị vỡ ra do tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, việc ngăn ngừa cục máu đông, bình ổn huyết áp là rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi người để phòng tránh tai biến, đột quỵ.
Cách phòng chống đột quỵ ở người cao tuổi
Đột quỵ, tai biến tăng nhanh và gây nguy hiểm hơn vào mùa đông
Mỗi người cần biết sức khỏe từ ngoài 30 tuổi sẽ ngày một giảm sút và dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Theo nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, có tới 95% người trên 40 tuổi mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, bệnh về đường tiêu hóa, khớp. Những căn bệnh này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, tai biến. Ở độ tuổi càng cao, trong những ngày thời tiết đang chuyển lạnh, nguy cơ đột quỵ lại tăng nhanh hơn.

Nần nghệ chữa đột quỵ

Nần nghệ là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện ra hoạt lực của dược chất saponin có trong củ nần nghệ mạnh gấp nhiều lần so với các thảo dược khác. 
Chất saponin khi vào cơ thể có tác dụng điều hòa rối loạn lipid máu bằng cách kết hợp với mỡ máu xấu trong cơ thể và di chuyển tới nơi có thể thải trừ; ngăn ngừa tình trạng mỡ máu xấu lắng đọng trong lòng động mạch khiến mạch máu bị xơ, hoặc hình thành cục máu đông gây nghẽn mạch, vỡ mạch. Nghiên cứu dược lý và thử nghiệm lâm sàng còn cho thấy nần nghệ giúp hạ huyết áp rất hiệu quả và an toàn.
Cách phòng chống đột quỵ ở người cao tuổi
Cây và củ nần nghệ (tên khoa học là Dioscorea collettii).
Từ thành phần chính là nần nghệ, cùng với sự góp mặt của lá đỏ ngọn có tác dụng ngăn ngừa mảng xơ vữa, chống đông máu, chống tai biến, nhồi máu cơ tim hiệu quả; giảo cổ lam giúp bình ổn huyết áp tốt; nụ hoa hòe giúp ngăn ngừa tình trạng vỡ mạch, làm bền và tăng tính thấm thành mạch máu.



Lối sống giản dị giúp bạn sống lâu


Không phải là người giàu có, không cần phải ăn cao lương mỹ vị, cũng chẳng cần phải tìm uống những loại thuốc trường sinh bất lão,... bạn vẫn có thể sống lâu nhờ lối sống giản dị rất dễ thực hiện. Mời quý bạn đọc tìm hiểu các bí quyết giản dị đó trong bài viết sau đây.
Trong khi nhiều nhà khoa học ra sức nghiên cứu để tìm ra những cách giúp con người sống lâu hơn, mạnh khỏe hơn, thì họ đã phát hiện một số lối sống giản dị nhưng có giá trị kéo dài tuổi thọ con người.
Sống trong tình mẫu tử
Nghiên cứu của Trường đại học Harvard (Mỹ) cho biết: có 91% những người không có mối quan hệ thân thiết với mẹ thường gặp những chứng bệnh nguy hiểm khi ở tuổi trung niên như tăng huyết áp, nghiện rượu và bệnh tim mạch. Điều đó có nghĩa, đối với những người được sống trong tình  mẫu tử gắn bó sẽ ít mắc các bệnh này và họ có tuổi thọ cao hơn so với những người sống thiếu vắng tình cảm của mẹ. Tất nhiên những người đã mất mẹ vẫn có thể sống lâu nhờ những lối sống giản dị khác.
Lối sống giản dị giúp kéo dài tuổi thọ
Đàn ông có hôn nhân hạnh phúc
Nhiều nghiên cứu diễn ra trên diện rộng đối với các nhóm người: hôn nhân hạnh phúc, đã ly hôn, tái hôn, sống độc thân mang đến nhiều kết quả khá thú vị. Nếu bạn có cuộc sống tình dục được thỏa mãn và một cuộc hôn nhân hạnh phúc là điều kiện tốt cho sức khỏe và khả năng kéo dài tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đàn ông có gia đình sống lâu nhất; tiếp đến đàn ông độc thân sống lâu hơn những người đàn ông tái hôn.
Nhưng có một lưu ý quan trọng là: kết quả nghiên cứu chỉ đúng đối với đàn ông. Còn phụ nữ, việc ly hôn hay sống độc thân không ảnh hưởng đến tuổi thọ của họ. Người ta cho rằng, có lẽ do đàn ông khi buồn, sau ly hôn hoặc tái hôn thường vùi đầu vào rượu bia, thuốc lá nên khó sống lâu.
Sống có đức tin
Nghiên cứu nhỏ ở những bệnh nhân sống đời sống thực vật cho thấy: những người có đức tin lớn vào một tôn giáo thường sống được đến 4 năm sau khi đã rơi vào tình trạng sống thực vật. Tuy các nhà nghiên cứu chưa tìm được lý do chắc chắn, nhưng họ cho rằng những hoạt động tích cực, hỗ trợ về mặt tinh thần và những hướng dẫn về đức tin có thể giúp giảm stress và mọi người có thêm mục đích để sống. Bởi vậy, chúng ta dễ hiểu khi con người theo một tôn giáo, dù là đạo Phật, đạo Thiên chúa hay đạo Hồi... chỉ cần tin vào sức mạnh siêu nhiên cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Thành đạt và nghỉ hưu muộn
Một vài thống kê cho thấy, những người thành công trong công việc thường có tuổi thọ cao hơn so với những người bị sa cơ lỡ vận. Ở khía cạnh khác: những người hay thay đổi công việc mà không có sự tiến bộ rõ ràng thường không sống lâu bằng người được thăng tiến. Người nào vẫn làm việc khi ở tuổi 70 thường sống lâu hơn những người đã về hưu bởi những người này vẫn còn sự đam mê và mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống.
Sống vui sống khỏe ở tuổi già
Kết quả nghiên cứu thấy rằng,  người có thái độ sống tích cực ở tuổi già sẽ giúp tăng thêm 7,5 năm sống. Nghiên cứu ở Ohio (Mỹ) đối với 660 người từ 50 tuổi trở lên cho thấy, những người có tinh thần lạc quan, tích cực thì sống thọ hơn những người có tinh thần tiêu cực đến 8 năm. Bởi những người có ý nghĩ tiêu cực thường nghĩ về tuổi già với các viễn cảnh yếu đuối, không vui, trầm cảm nên sẽ sống khó khăn hơn, dẫn đến các chứng về đột quỵ và bệnh tim mạch.
Chơi đàn hoặc một nhạc cụ nào đó
Người về hưu và vui hưởng tuổi già nếu biết hoặc học chơi một loại đàn: organ, piano, ghita, măng-đơ-luyn... hay một nhạc cụ nào đó sẽ tăng tuổi thọ. Bởi âm nhạc có tác dụng tốt cho tim mạch và thần kinh tâm thần. Nó giúp con người thư giãn, giải trí, lạc quan yêu đời...
Uống ít rượu mỗi ngày
Một vài nghiên cứu cho thấy, những người uống rượu ở mức trung bình, khoảng từ 1- 3 “chén mắt trâu” mỗi ngày, có tim khỏe mạnh, hệ tuần hoàn tốt và có nhiều mối quan hệ xã hội hơn nên họ sống lâu hơn so với những người không uống. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng rượu bia, ngày nào cũng say khướt thì kết quả cuộc đời sẽ rất ngắn vì bị ung thư gan và tai biến tim mạch...
Ngủ mỗi ngày 7- 8 giờ
Nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng, những người chỉ ngủ từ 6-7 giờ mỗi đêm thường sống lâu nhất. Trái lại, những người ngủ nhiều hơn thế hoặc ngủ ít hơn 4 giờ hàng ngày sẽ về với tiên tổ sớm hơn.
Chăm sóc cây cảnh
Nếu bạn có vườn cây hay những giỏ hoa cảnh..., hàng ngày bạn chăm sóc cây hoa sẽ tăng tuổi thọ bởi các loại cây, hoa giúp giảm căng thẳng, bệnh tật và tăng hiệu quả làm việc. Mặt khác, chúng hấp thụ những khí độc xung quanh, thải ra khí ôxy tốt cho sức khỏe của bạn.



Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Phụ nữ trên 70 - Nên khám bệnh gì?


Người cao tuổi nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên
1. Bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là căn bệnh tiến triển tỷ lệ thuận với độ tuổi, tuổi càng cao thì rủi ro lâm bệnh càng lớn, thủ phạm làm gia tăng bệnh tim mạch và các loại bệnh nan y khác. Nếu số đo huyết áp nhỏ hơn 120/80mmHg thì 2 năm nên đi khám một lần. 
Nếu chỉ số từ 120 - 139mmHg đầu (tâm thu) và từ 80 - 89mmHg (tâm trương), mỗi năm khám một lần. Trên 140/90mmHg, nên đi khám thường xuyên hơn hoặc theo khuyến cáo cụ thể của bác sĩ.
2. Bệnh ung thư vú
Theo khuyến cáo, phụ nữ trên 50 tuổi có mức rủi ro mắc bệnh ung thư vú ở mức trung bình, nên đi khám vú, tốt nhất là đi khám sớm hơn ở tuổi 40, nhất là nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú, hoặc mang đột biến gen gây bệnh có tên là gen BRCA. 
Sàng lọc ung thư vú thường bao gồm chụp X-quang ngực. Bác sĩ cũng có thể khám vú lâm sàng hoặc nếu cần kiểm tra hình ảnh bổ sung như siêu âm vú hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Mục đích của việc làm này là phát hiện sớm các thay đổi bất thường trong bầu vú, nhất là phát hiện các khối u vú.
3. Ung thư cổ tử cung
Hai năm một lần nên đi xét nghiệm Pap (Pap smear) và làm xét nghiệm HPV (Human papillomavirus). Nếu ba lần xét nghiệm Pap bình thường thì sau đó tần suất giảm đi, khoảng 3 năm/lần. 
Riêng nhóm tuổi từ 65 tuổi trở ra nếu đã cắt bỏ tử cung không cần phải làm xét nghiệm này nữa. Pap là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hay phết tế bào âm đạo, xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. 
Mục đích của việc này là để phát hiện ung thư cổ tử cung. Trong xét nghiệm Pap, bác sĩ đưa một mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra cổ tử cung và lấy một lượng nhỏ tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra. Xét nghiệm HPV cũng được làm theo cách tương tự.
4. Cholesterol
Đối với nhóm phụ nữ trên 70, ít nhất 5 năm nên đi kiểm tra cholesterol một lần. Xét nghiệm cholesterol nhằm biết hai chỉ số về là cholesterol và triglycerides có trong máu. Nếu vượt ngưỡng cho phép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. 
Đây là bệnh “giết người thầm lặng” bởi không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và có các kết quả xét nghiệm cholesterol trước đó không tốt nên đi khám thường xuyên hơn.
5. Kiểm tra ung thư ruột kết và ung thư trực tràng
Thông thường, khi bước vào tuổi 50 trở ra, bác sĩ thường khuyến cáo mọi người, kể cả phụ nữ nên đi kiểm tra sức khoẻ để biết rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh, hoặc mắc bệnh polyp đại tràng và bệnh viêm ruột. Các xét nghiệm nên làm:
- Soi ruột già: bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ soi ruột kết (colonoscope) đưa vào trực tràng để biết sức khỏe toàn bộ chiều dài của đại tràng.
- Nội soi đại tràng ảo: sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính (CT) để chụp cắt lớp các cơ quan bụng, kể cả đại tràng.
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT). Trong kỹ thuật này người ta lấy phân đưa đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để phát hiện máu ẩn trong phân.
- Kỹ thuật soi đại tràng linh hoạt (Sigmoidoscopy), sử dụng thiết bị soi đưa vào đại tràng giúp bác sĩ biết được tình trạng cụ thể của phần dưới đại tràng...
6. Kiểm tra sức khỏe răng lợi
Đối với nhóm phụ nữ trên 70 nên thường xuyên đi thăm khám bác sĩ nha khoa để biết sức khỏe răng lợi, tần suất 6 tháng/lần. Qua khám bệnh, bác sĩ có thể làm sạch răng sau đó đánh giá mức độ sâu răng và các chứng bệnh có liên quan khác. 
Cùng với việc khám răng, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe mặt, cổ và những bất thường khác có trong miệng để đưa ra những tư vấn phòng ngừa và chữa trị kịp thời. 
Đây là công việc quan trọng, bởi răng lợi nó còn liên quan mật thiết đến sức khoẻ chung của cơ thể, nhất là dấu hiệu mắc bệnh tim mạch và ung thư miệng, vòm họng và đường hô hấp.
7. Bệnh đái tháo đường
Bước vào tuổi 45 trở lên, phụ nữ nên đi kiểm tra đường huyết để biết được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Phương pháp kiểm tra nhanh đường huyết (glucose) thường được làm trước khi ăn.
8. Sức khỏe mắt
Giới chuyên môn khuyên phụ nữ trên 70 tuổi nên đi khám mắt thường xuyên (lịch trình 2 năm/lần). Bác sĩ sẽ kiểm tra chuyển động của mắt, khả năng thị lực, áp lực mắt, khả năng nhận biết màu sắc và độ nét thị lực. 
Việc kiểm tra thị lực thường xuyên giúp con người biết được tình trạng sức khoẻ của mắt, đặc biệt, phát hiện nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các chứng bệnh nan y khác về mắt.
9. Loãng xương
Từ 65 tuổi trở phụ nữ ra nên đi đo mật độ xương nhưng nếu thuộc nhóm người có rủi ro cao, ví dụ đã từng bị gãy xương, trong gia đình có người phải điều trị bệnh xương hoặc dùng nhiều thuốc chữa bệnh gây ảnh hưởng đến mật độ xương nên đi khám sớm nhất là sau giai đoạn mãn kinh. 
Mục đích của việc làm này là biết được mật độ xương rủi ro loãng xương giòn xương và gãy xương để có các giải pháp điều trị thích hợp.
10. Kiểm tra chiều cao, cân nặng
Mỗi năm, nhóm phụ nữ từ 60 trở lên nên đi kiểm tra chiều cao, trọng lượng và chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) ít nhất 1 lần. BMI được tính bằng công thức: BMI= trọng lượng: (chiều cao)2 . Trọng lượng tính bằng kilôgam, chiều cao tính bằng mét. 
Ví dụ, một người nặng 55 kg, cao 1,6 mét thì BMI= 55: (1,6)2 = 21,48 . Nếu BMI 18,5 - 24,9 là bình thường, nếu từ BMI= 25 - 30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì. 
Nhờ biết được BMI sẽ giúp mọi người biết được trọng lượng cơ thể hợp lý, nhất là tăng cân, béo phì, để điều chỉnh lối sống và ăn uống cho phù hợp bởi béo phì ở người già liên quan tới rất nhiều bệnh nan y, trong đó có ung thư, đái tháo đường và tim mạch.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những dưỡng chất hỗ trợ tăng sức đề kháng ở người lớn tuổi

Tuổi càng cao, sức khỏe càng kém
Người cao tuổi dần trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các tác nhân gây bệnh xâm lấn. Những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống không ngon, khó ngủ... đồng loạt kéo tới khiến tâm lý lẫn thể chất trở nên khó chịu. Nguy hiểm hơn, những bệnh lý về tim mạch, hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa hay cơ xương khớp cũng bắt đầu tấn công, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nhung duong chat ho tro tang suc de khang o nguoi lon tuoi
Sức khỏe dẻo dai giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống bên gia đình
Nguyên nhân là do sức đề kháng suy giảm đáng kể, các hệ và hoạt động chức năng yếu kém đi và cơ thể không được cung cấp những khoáng chất, vitamin phù hợp với độ tuổi. Thực tế, đa phần người cao tuổi lại không quan tâm đúng mực trong việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết và hợp lý, mặc dù đây lại là một trong những yếu tố quyết định giúp hồi phục và ổn định sức khỏe.
Điểm danh những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người cao tuổi
Để đạt được mục tiêu khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi phải đáp ứng được các yêu cầu: cân đối giữa 4 nhóm dinh dưỡng; dễ hấp thụ và tiêu hóa; tăng sức đề kháng, từ đó giảm triệu chứng mất ăn mất ngủ, phòng các bệnh tim mạch, xương khớp... Để nạp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, ngoài các bữa ăn chính, người cao tuổi nên dùng thêm sản phẩm dinh dưỡng bổ sung hằng ngày để hồi phục sức khỏe tốt.
Vậy đâu là những dưỡng chất cần thiết trong một sản phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi, giúp tăng sức đề kháng và giải quyết các vấn đề về sức khỏe thường gặp?
Đầu tiên phải kể đến là các vấn đề liên quan đến tim mạch mà hầu hết người cao tuổi đều phải đối mặt. Để hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu trong máu, có thể sử dụng dưỡng chất Plants Sterols (chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật như dầu nành, dầu bắp, dầu cải...). 
Dưỡng chất kết hợp cùng axit béo không no MUFA, PUFA ngăn cản sự hấp thu cholesterol vào máu từ thức ăn hằng ngày, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh. Theo khuyến nghị của FDA Hoa Kỳ (*), người lớn tuổi nếu bổ sung 0,65g Plant Sterols trên một khẩu phần, 2 lần mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn ít béo no và ít cholesterol sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài các bệnh lý tim mạch, các bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, đau cột sống,... cũng rất phổ biến ở người cao tuổi. Do đó, bộ ba dưỡng chất Canxi: Phốt Pho: Vitamin D theo tỷ lệ hợp lý là hết sức quan trọng. Trong đó Phốt Pho và Vitamin D giúp cơ thể người lớn tuổi hấp thu và chuyển hóa Canxi tốt hơn. Hệ xương được củng cố chắc khỏe, phòng ngừa được những căn bệnh xương khớp mãn tính.
Bên cạnh việc ngăn ngừa hấp thụ các chất gây hại, thì việc giúp cơ thể thải độc cũng quan trọng không kém. Glucoraphanin - chiết xuất từ mầm bông cải xanh có trong Sure Prevent được xem là một trong những “chuyên gia” trong việc giúp thải độc cơ thể. 
Sau khi bị thủy phân bởi các vi khuẩn đường ruột, dưỡng chất này sẽ chuyển hóa thành Sulphoraphane giúp kích hoạt cơ chế đào thải độc của các tế bào trong cơ thể, trung hòa các gốc axit tự do, bảo vệ cơ thể trước những tác hại bên ngoài và sự thoái hóa từ bên trong theo thời gian. 
Do đó, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời làm chậm đi quá trình lão hóa. Đặc biệt, các Vitamin nhóm B, A, C, E,… và khoáng chất Magie, Kẽm, Selen... trong sản phẩm giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng, ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn.
Một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý với các dưỡng chất cần thiết được bổ sung hằng ngày sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Các bậc ông bà, cha mẹ không chỉ sống thọ, mà quan trọng hơn là “sống vui, sống khỏe” bên gia đình, con cháu... với những niềm hạnh phúc không bao giờ tắt.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến tình dục ở người cao tuổi


Viêm khớp: Đau do viêm khớp sẽ làm cho quá trình giao hợp thực sự không thoải mái, thậm chí có thể gây một số biến chứng. Dùng thuốc giảm đau có thể hạn chế được phần nào, tuy nhiên không được lạm dụng và cần có tham vấn của thầy thuốc. Phương pháp tốt nhất vẫn là luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, tắm nước ấm... Lựa chọn tư thế và thời gian giao hợp cũng là cách có thể giúp cải thiện vấn đề.

Đau mạn tính: Bất cứ trạng thái đau liên tục kéo dài nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ tình cảm ở người già. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý một số thuốc không những có ảnh hưởng đến chức năng tình dục mà còn làm xấu đi các tình trạng sức khỏe khác. Khám bệnh định kỳ, tham vấn thầy thuốc là cách tốt nhất hỗ trợ tình trạng đau mạn tính.

Sa sút trí tuệ: Một số người sa sút trí tuệ lại có biểu hiện tăng nhu cầu tình dục và quan hệ tình dục, tuy nhiên họ lại không kiểm soát được hành vi tình dục phù hợp, thậm chí không nhận biết rõ bạn tình mà vẫn có nhu cầu quan hệ tình dục. Điều này gây nên những phiền toái không chỉ cho bản thân họ mà cho cả vợ/chồng hoặc bạn tình.
Đái tháo đường: Là một trong những tình trạng bệnh lý gây nên rối loạn cương ở nam giới. Điều trị và hỗ trợ y tế kịp thời, phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn cương trong hầu hết các trường hợp. 

Tuy nhiên vẫn còn ít hiểu biết và ít quan tâm đến ảnh hưởng của đái tháo đường đến đời sống tình dục ở phụ nữ cao tuổi. Phụ nữ mắc đái tháo đường thường bị nhiễm nấm âm đạo gây ngứa và khó chịu, làm cho quan hệ tình dục không thoải mái, đồng thời có thể lây bệnh cho bạn tình.

Bệnh tim mạch: ảnh hưởng đến quá trình đạt khoái cảm của cả nam và nữ, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình cương ở nam giới. Người đã từng có tiền sử đột quỵ hoặc nhồi máu cần có tư vấn và lời khuyên của thầy thuốc để có hoạt động tình dục phù hợp, tránh các ảnh hưởng không mong muốn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Khi người cao tuổi bị sốt


Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
Khi người cao tuổi bị sốt, nếu chúng ta không biết xử trí thì có nhiều biến chứng sẽ xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
nguoi-cao-tuoi-bi-sot
Người cao tuổi do các chức năng cơ thể suy giảm nên dễ mắc bệnh và bị sốt
Nguyên nhân gây sốt
Người cao tuổi bị sốt do mắc bệnh nhiễm trùng
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở NCT nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng ở NCT có thể là  đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, áp-xe phổi, lao phổi.
Bệnh nhiễm trùng ở NCT cũng có thể  gặp ở đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét... Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm trùng như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết...
Sốt có thể là sốt cấp tính hoặc sốt kéo dài. Sốt cũng có thể là sốt rất cao nhưng cũng có thể thân nhiệt chỉ vượt quá chỉ số bình thường từ 0,5 - 1 - 20C. Sốt có thể được phân chia một cách tương đối, như: sốt nhẹ là thân nhiệt từ trên 37 - dưới 38oC; sốt trung bình: thân nhiệt từ 38 - dưới 39oC và sốt cao là khi thân nhiệt trên 39oC.
Một số biến chứng
Biến chứng khi người cao tuổi bị sốt
Khi NCT bị sốt nếu không xử trí kịp thời thì rất có thể xảy ra một số biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sốt ở một số bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh thuộc hệ hô hấp (viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...). 
Biến chứng hay gặp nhất là ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm). Sốt ở NCT cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn hoặc ăn vào không tiêu, ậm ạch rất khó chịu. 
Khi sốt có thể làm cho NCT  có thể bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông và khi sốt cũng rất dễ gây nên tiểu tiện ít do nước được thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.
Điều trị sốt ở người cao tuổi
Nên làm gì khi các cụ sốt?
Thân nhiệt của người bình thường là 37oC với điều kiện là cặp nhiệt kế ở miệng hoặc ở hậu môn. Nếu cặp nhiệt độ ở nách thì phải cộng thêm 0,50 nữa mới đúng thân nhiệt lúc cặp nhiệt kế.
Sốt có nghĩa là thân nhiệt phải vượt quá 37oC. Tuy vậy, cũng có thể gặp một số trường hợp ở NCT tuy mắc bệnh nhiễm trùng nặng nhưng khi cặp nhiệt độ thì không thấy thân nhiệt tăng (không thấy sốt) thậm chí thân nhiệt còn thấp hơn 37oC. 
Lý do có thể ở những trường hợp như vậy do sức đề kháng và phản xạ của cơ thể quá yếu, đặc biệt ở người tuổi cao, sức yếu, nằm lâu ngày, thiếu vận động hoặc ăn, uống kém, không hấp thu được. Trong những trường hợp như thế cần được khám toàn diện mới đánh giá đúng bệnh.
Để làm giảm thân nhiệt khi NCT cao tuổi bị sốt thì động tác đầu tiên nên làm là lau mát. Đây là việc làm tuy rất đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém nhưng lại rất hiệu quả. Người ta thường dùng một chiếc khăn lau mặt nhúng vào một chậu nước mát hoặc làm ướt khăn mặt từ vòi nước mát đắp lên những vùng có mạch máu lớn chạy qua thì sẽ làm cho thân nhiệt giảm xuống nhanh hơn như vùng trán, hai bên thái dương, hai hố nách, hai bẹn. 
Người bệnh nên mặc quần áo mỏng, không đắp chăn nằm ở nơi thoáng mát. Song song với lau mát, cần được uống nhiều nước, ngoài nước ép của quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu… uống thêm nước pha từ dung dịch ORS. Cứ một gói ORS 27,5g pha vào 1 lít nước đã đun sôi để nguội và cho uống theo nhu cầu. 
Nếu không có điều kiện mua ORS thì có thể  lấy 2 thìa gạt (loại thìa dùng trong uống cà phê) muối ăn và 8 thìa gạt đường ăn pha vào 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc nước gạo rang để uống. Tuyệt đối không được truyền dịch tại gia đình hoặc ở phòng khám không đủ điều kiện chăm sóc và cấp cứu. 
Bởi vì nhiều y tá điều dưỡng có thể thực hiện được kỹ thuật truyền dịch một cách thành thạo nhưng việc xử trí khi truyền dịch bị sốc (phản ứng) thì không phải ai cũng giải quyết được. NCT bị sốt mà đang bị tăng huyết áp thì cũng không truyền dịch.
Khi  thực hiện các biện pháp như vừa nêu ở trên mà thân nhiệt vẫn không thuyên giảm (dưới 38oC) thì có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol, liều trung bình cho người lớn  là 0,5g mỗi một lần và sau từ 4 - 6 giờ có thể dùng lại nếu vẫn còn sốt trên 38oC. Cần lưu ý là trong viên paracetamol dạng viên sủi có thêm thành phần muối bicacbonat natri nên những NCT có huyết áp tăng cần lưu ý không nên dùng. 
Một điều nữa cũng cần được lưu ý là loại thuốc paracetamol nếu dùng dài ngày sẽ không tốt vì chúng có nhiều tác dụng phụ nhất là ảnh hưởng đến chức năng của gan và vì vậy dễ gây ngộ độc. Các biện pháp trên đã được áp dụng mà NCT không hạ thân nhiệt về chỉ số bình thường thì nên đưa NCT đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định nguyên nhân của sốt và sẽ được điều trị và mọi trường hợp khi người cao tuổi bị sốt không được chủ quan.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ám ảnh quốc gia “siêu già”

Chuyện phụng dưỡng cha mẹ tuổi già là đạo hiếu của người Việt Nam, tuy nhiên tại những cuộc hội thảo gần đây cho thấy một thực trạng: chuyện chăm sóc cha mẹ không chỉ thuộc về con cái.


Bà Nguyễn Thị Thể, hơn 70 tuổi, bị ung thư tuyến giáp, lặn lội từ Bình Dương xuống Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chữa bệnh, do con cái bận đi làm nên không thể đưa bà đi trị bệnh - Ảnh: Tự Trung
Bà Nguyễn Thị Thể, hơn 70 tuổi, bị ung thư tuyến giáp, lặn lội từ Bình Dương xuống BV Ung bướu TPHCM chữa bệnh, do con cái bận đi làm nên không thể đưa bà đi trị bệnh - Ảnh: Tự Trung
Để giải quyết những vấn đề của già hóa dân số hiện nay, ngành y tế cần xây dựng hệ thống lão khoa trên toàn quốc, xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Xã hội cần khuyến khích việc làm cho người cao tuổi, giúp người già khó khăn tiếp cận vay vốn. Bản thân người cao tuổi cần chú ý giữ gìn và bồi dưỡng tâm lý tích cực, duy trì sự lành mạnh về tâm lý để tránh rơi vào trầm cảm, bực dọc.

Ông MAI XUÂN PHƯƠNG (phó vụ trưởng Vụ Truyền thông - giáo dục)

Người già trên 65 tuổi ở Việt Nam có khoảng 5,6 triệu người. Tỉ trọng người cao tuổi tăng rất nhanh do tuổi thọ người Việt Nam ngày càng tăng. Dự báo đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số siêu già. Nhưng cả nước chỉ mới có hai trung tâm lão khoa lớn.
Người cao tuổi không chỉ mang nhiều bệnh tật mà còn có nhiều thay đổi về tâm lý. Người già có đủ nỗi sợ: sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi... Sự gần gũi, quan tâm của con cháu phần nào làm vơi đi quạnh hiu cho tuổi xế chiều.
Cha mẹ: sống với bệnh và gánh nặng áo cơm
Sáng 25/12/2015, bà N.T.C. - 85 tuổi, ở Cần Đước, Long An - được chăm sóc tại khoa lão khoa Bệnh viện Nguyễn Trãi, TPHCM. Trò chuyện với bà thật khó, người nói chuyện phải nói thật chậm, giọng nói phải to bà mới có thể nghe được.
Bà C. kể bà mắc nhiều bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp. Nhà bà ở Long An nhưng cứ 2-3 tháng, mỗi khi thấy người mệt hoặc có triệu chứng gì, bà lại bảo con cháu đưa đến Bệnh viện Nguyễn Trãi điều trị. Bà thích vào khoa lão khoa điều trị vì trong khoa bác sĩ và nhân viên y tế hiểu người già hơn.
Không phải người nào về già cũng may mắn có con cháu chăm sóc sớm chiều như bà N.T.C.. Trên đường phố Sài Gòn vẫn còn nhiều người già mưu sinh nơi lề đường, hè phố để kiếm sống. Trời về đêm cuối năm lạnh, ông T.V.K. (Q.Bình Thạnh, TPHCM) vẫn lụi cụi đạp xe đi khắp các ngõ hẻm lượm rác. Ông nhặt nhạnh từng mớ ve chai để bán, kiếm sống qua ngày.
Ông kể: nhà có ba người con nhưng cuộc sống khó khăn, không phụ giúp gì cho ông bà. Hai thân già gần 80 tuổi phải tự làm lụng kiếm ăn.
Ở chợ Kiến Thiết, Q.Phú Nhuận có một cụ già sáng nào cũng lui cui trải miếng bạt xuống hiên nhà một hộ dân ở chợ rồi dọn hàng bán quần áo và kẹp tóc giả. Bà cụ là Trần Thị Bình, 84 tuổi, ở P.5, Q.Tân Bình.
Bà Bình kể bà có tám người con nhưng hai người đã mất. Sáu người con còn lại có gia đình riêng và cuộc sống đều khó khăn. Chồng bà năm nay 86 tuổi ở với một người con gái và ông có lương hưu. Tuy sống chung nhà nhưng bà tự mưu sinh và ăn riêng.
Con: chăm sóc, chiều ý cha mẹ như trẻ nhỏ
11g trưa, bà Nguyễn Kim Ảnh, 72 tuổi, P.Tân Thới Hòa (Q.Tân Phú) vui vẻ đút cơm cho hai cháu ngoại. Vừa đút cơm, bà vừa tươi cười chơi đùa với cháu. Khi cháu ăn no, ngon giấc, bà lại quét dọn nhà cửa, rồi quay ra phụ giúp con bán hàng. Dáng người lom khom, đi đứng chậm chạp nhưng bà Ảnh làm luôn tay luôn chân.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Hoa, con gái bà Ảnh, chia sẻ: “Nhìn bà vậy chứ con cháu không cho làm là giận dỗi ngồi khóc. Mấy lần thấy “dỗ dành” khó khăn lại phải làm thinh cho bà làm”.
Chị Hoa tâm sự: hằng ngày mẹ chị thường phụ con cháu làm đủ việc lặt vặt trong nhà. Sợ cô đơn, thời gian rỗi bà lại đi chùa, hiếm khi thấy bà ngồi một chỗ. Con cháu hiểu nên thường góp ít tiền để bà đi chơi thảnh thơi. Hiểu được tính bà, lâu lâu có dịp mấy anh chị em trong nhà đưa bà đi chơi xa. Mỗi lần vậy con cháu đều để cho bà tự tay chuẩn bị nhiều việc. Thấy được quan tâm, tôn trọng bà vui tươi hẳn lên.
Có người về già lại không muốn “chôn chân” trong bốn góc tường mà vẫn thích làm việc. Mục đích làm việc của họ không còn phải vì tiền.
Năm nay 67 tuổi nhưng ông T.V.T. (Q.Bình Thạnh) vẫn chạy xe ôm. Đều đặn hằng đêm ông chở khách tới 10g đêm mới về tới nhà.
Anh Hải, con ông T., chia sẻ xưa nay cha anh làm nghề chạy xe ôm nuôi ba anh em anh ăn học. Giờ con ổn định, có công ăn việc làm đàng hoàng, chu cấp đầy đủ nhưng ông vẫn muốn đi làm cho khuây khỏa. Muốn cha được nghỉ ngơi, nhiều lần anh Hải khuyên ông nghỉ. Nhưng ngày nào nghỉ ông cứ đi ra đi vào. Con cháu đành phải để ông đi làm.
Người già đôi khi chỉ muốn có tiếng nói trong gia đình, đỡ bị trở thành “người thừa”.
Anh Nguyễn Văn Khanh (Q.Thủ Đức) chia sẻ ba mẹ anh năm nay đều gần 80 tuổi nhưng còn minh mẫn. Hằng ngày ông bà muốn trò chuyện với con cháu nhưng do ở nhà lâu ngày, “quỹ” câu chuyện vơi dần. Cả ngày cứ quanh quẩn hỏi đi hỏi lại một chuyện. Thậm chí ông bà còn tìm cách nói ngược đi, tranh luận để có chuyện nói với con cái.
“Có hôm ngồi vào bàn ăn ông biết rõ món đó nhưng vẫn vặn hỏi món gì, làm thế nào, ăn ra sao. Con giả vờ trả lời sai thì ông bà chỉnh ngay. Ai thiếu kiên nhẫn nhiều lúc phải phát bực”, anh Khanh kể.
Cô đơn tuổi già
Không chỉ khó khăn về kinh tế, suy sụp về sức khỏe, người cao tuổi còn gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Theo thống kê của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), khoảng 35% người cao tuổi cảm thấy buồn chán, thất vọng, 22% cảm thấy cô đơn và 33% không chia sẻ cùng ai niềm vui, nỗi buồn của họ. Đây là điều khiến cuộc sống của người cao tuổi đi vào bế tắc.
Phân tích những thay đổi tâm lý của người cao tuổi, BS Mai Xuân Phương, phó vụ trưởng Vụ Truyền thông - giáo dục, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho biết người cao tuổi rất sợ cô đơn, rất dễ cảm thấy bị bỏ rơi và quên lãng vì sự cách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già. Người già rất dễ bị thất vọng, thích lệ thuộc con cái. Nếu không được con cháu cư xử tế nhị các cụ sẽ có cảm giác bị hắt hủi, ngược đãi.
Người già còn hay lo xa, dễ mủi lòng, tủi thân, mặc cảm, cáu kỉnh vô cớ, hờn dỗi, dễ mắc bệnh trầm cảm... Các cụ còn thường lặp đi lặp lại những yêu cầu, những đòi hỏi hay những câu hỏi và từ đó có thể làm con cháu hay người xung quanh bực dọc, cau có với các cụ nếu không hiểu được tâm lý người cao tuổi.
Những tâm lý này xuất phát từ đặc tính về tâm lý của người cao tuổi, do sự chậm chạp về tư duy và cảm giác bị lệ thuộc. Vì các cụ từng dành phần lớn thì giờ của đời mình trong việc chăm sóc, lo lắng cho các con với ước mơ được các con đền đáp lúc tuổi già mà không được như ý.
Họ luôn mong muốn được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn. Khi có những ước mơ không thực hiện được, không hài lòng với cuộc đời mình, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh trầm cảm và trở nên khó tính, gay gắt với con cái...
Khoa lão khoa chưa nhiều
Trong khi số người cao tuổi gia tăng nhanh thì ở VN, trừ hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM có bệnh viện hoặc các chuyên khoa lão khoa để khám chữa bệnh cho người cao tuổi, còn lại hơn 60 tỉnh thành chưa có bệnh viện hay chuyên khoa lão khoa dành cho người cao tuổi. Điều này khiến việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi gặp vô vàn khó khăn.
BS Lê Tấn Lợi, phó khoa lão khoa BV Nguyễn Trãi, cho rằng bệnh nhân lớn tuổi thường khó tính, khó chịu, khả năng nghe và diễn đạt kém nên nhiều khi còn hiểu lầm với nhân viên y tế. Người già rất hay quên nên nhân viên y tế khi dặn bệnh nhân điều gì đó luôn phải dặn đi dặn lại.
Có một số bệnh nhân đến khoa không có người nhà chăm sóc, trong khi người già yếu không thể tự sinh hoạt được nên nhân viên y tế phải làm thay... Như vậy, nếu các bệnh viện đều có khoa lão khoa để người già được điều trị bệnh vẫn tốt hơn người già nằm rải rác tại các chuyên khoa.
BV Nguyễn Trãi là một trong những bệnh viện đầu tiên của TPHCM có khoa lão khoa, tuy nhiên đến nay khoa lão khoa vẫn chưa phát triển nhiều.
Khoa lão khoa cần có loại giường đặc biệt cho người cao tuổi, ví dụ giường cần có độ thấp hơn các giường bệnh bình thường khác để người già leo lên leo xuống dễ dàng. Nhà vệ sinh của bệnh nhân phải có thang vịn cho người lớn tuổi, phải có một số dụng cụ tại chỗ để tập vật lý trị liệu, khung tập đi, nệm chống loét..., thế nhưng đến nay trong khoa có rất ít và nhiều loại không có.
Quan trọng hơn là điều dưỡng cần đi học lớp chăm sóc người già, thế nhưng đến nay trong khoa chưa có điều dưỡng nào được học các kỹ năng này.
Điều quan trọng nữa là tuy tuổi thọ người VN đang tăng nhưng theo BS Trương Quang Anh Vũ - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Thống Nhất (TPHCM), hiện cả nước chỉ mới có hai trung tâm lão khoa lớn là Viện Lão khoa trung ương (phía Bắc) và Bệnh viện Thống Nhất (phía Nam).
Thuê người chăm sóc cha mẹ
Tại TPHCM có khoảng 10 trung tâm, viện nhận chăm sóc người già. Tuy nhiên, hầu hết chỉ dành cho đối tượng chính sách, người già neo đơn, không nơi nương tựa. Chỉ vài trung tâm có nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người già theo dịch vụ. Hiện nay, Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè đang nhận nuôi dưỡng 56 người già theo diện chính sách và 81 cụ theo dịch vụ.
Một số trung tâm dưỡng lão tư nhân ra đời. Trung tâm chăm sóc người già Bình Mỹ (H.Củ Chi) hiện nay nuôi dưỡng gần 100 cụ. Đa số các cụ khiếm khuyết sức khỏe, có vấn đề về thần kinh, con cháu không có điều kiện chăm sóc. Trung tâm trang bị nhiều thiết bị chuyên biệt dành cho người già, từ giường, xe lăn, ghế tắm, dụng cụ gậy chống, dép chống ngã... Có những phòng tập phục hồi chức năng để các cụ vận động theo phương pháp phù hợp.
Ông Bùi Anh Trung - giám đốc Trung tâm chăm sóc người già Bình Mỹ - cho biết để tạo một môi trường “người già”, trung tâm thường xuyên tổ chức chương trình hát hò, giao lưu ngoài trời cho các cụ nói chuyện với nhau. Còn cụ nào khỏe, trung tâm bố trí cho các cụ trồng rau, làm vườn để các cụ được vận động thêm.
Nhiều gia đình không có điều kiện chăm sóc cha mẹ nhưng vẫn muốn ông bà sống cùng con cháu nên tìm đến dịch vụ chăm sóc người già tại gia. Nhân viên đến tận bệnh viện hoặc nhà riêng làm mọi việc từ A đến Z như việc ăn uống, vệ sinh, giặt giũ, trò chuyện, đọc sách... cho các cụ.
Anh Trần Văn Minh - phó giám đốc Công ty TNHH Nhân Ái (TPHCM), một đơn vị cung cấp nhân viên chăm sóc người già tại bệnh viện hoặc tại nhà - cho biết đa số các gia đình ký hợp đồng chăm sóc cho đến khi người già qua đời. Chi phí để thuê nhân viên gần 7 triệu đồng/tháng. Hầu hết người thuê là người có thu nhập khá cao.
“Công ty Nhân Ái có 200 nhân viên nhưng luôn “cháy” nhân viên do nhu cầu chăm sóc người già tại nhà rất lớn”, anh Minh cho hay. 


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons