Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Sụp mi mắt ở người già

Sụp mi vì lớn tuổi thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, do sự thừa da mi trên quá mức, biểu hiện rõ nhất ở người sút cân sau điều trị béo phì hoặc người có cấu tạo da khô... 
Đây còn là biểu hiện của quá trình lão hóa, mất tính đàn hồi của da nói chung. Một nguyên nhân là tình trạng giảm trương lực cơ mi - quá trình sinh lý bình thường ở người lớn tuổi và mức độ khác nhau ở từng người.
Một số dấu hiệu chủ yếu để chẩn đoán tình trạng sụp mi trên ở người lớn tuổi:
- Động tác mở mắt khó khăn, nhiều khi phải nhăn trán hay ngẩng đầu mới có thể nhìn được.
- Da mi trên da trễ xuống tạo cho mi trên có nhiều nếp mi.
- Da mi trễ qua cả bờ mi và che phủ phần lớp đồng tử, cản trở khả năng nhìn.
Các dấu hiệu trên thường rõ rệt vào buổi sáng, có nhiều trường hợp bệnh nhân phải dùng ngón tay để nâng da hay mi trên mới nhìn thấy được. Ngoài giảm khả năng nhìn, sụp mi còn tạo cho người bệnh vẻ kém thẩm mỹ và già nua trước tuổi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến giảm thị lực.
Điều trị sụp mi chủ yếu bằng phẫu thuật, căn cứ vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu tình trạng sụp mi chỉ ở mức độ vừa phải thì chỉ cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. 
Nếu bị sụp mi nhiều, ngoài việc cắt bỏ phần da mi trên dư thừa còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi. 
Rất hiếm trường hợp phải dùng đến biện pháp treo mi bằng các chất liệu như chỉ silicon. Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà sự hồi phục hình dạng mi trên kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Mặc dù liệu pháp phẫu thuật tương đối đơn giản, những cũng xảy ra một vài biến chứng gây khó chịu như lộn mi trên do cắt da quá nhiều, gặp khó khăn khi nhắm mắt do điều chỉnh cơ quá mức, nếp mi trên không được tạo ra đúng vị trí.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Người cao tuổi càng nên "yêu nhiều" để khỏe

Theo kết quả điều tra quốc gia đầu tiên của nước ta về người cao tuổi, tiến hành năm 2012 trên 4.000 người 50 tuổi trở lên: tỷ lệ người cao tuổi có quan hệ tình dục trong vòng sáu tháng trước khi phỏng vấn là trên 50% (trong đó, 71,8% ở nhóm 50 - 59 tuổi, giảm mạnh ở các nhóm lứa tuổi tiếp theo).
Khoảng 6% các cụ ngoài 80 tuổi vẫn “xung trận” nửa năm gần đây. Hiện tượng này được xem là một sự kéo dài của tuổi trẻ hơn là kéo dài của… tuổi già.
Nguoicao tuoicang nen
TS Gloria G. Bramer, chuyên gia tình dục học tại Georgia (Mỹ) khẳng định, hoạt động chăn gối thường xuyên cung cấp nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, giúp giảm bệnh tật, cải thiện lưu thông máu, tiếp thêm ôxy cho làn da sản sinh collagen tự nhiên làm da sáng đẹp hơn đồng thời loại bỏ độc tố, làm giảm nếp nhăn và đốm nâu trên da, chống lão hóa.
“Yêu” có chất lượng giúp tinh thần thoải mái, sáng suốt, tăng sức cơ bắp, xương cứng, tránh té ngã, nhất là tránh bị gãy cổ xương đùi - một trong những nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi. Các tế bào não được kích thích, hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố.
Tuyến thượng thận tạo ra cortisol và epinephrine giúp máu huyết lưu thông, xương cốt dẻo dai, hơi thở sâu, tinh thần phấn chấn sảng khoái. Tuyến sinh dục tạo ra chất DHEA (dehydroepiandosterone) làm cho người ta trẻ lại. Quả là liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể kê toa cho mua được!
Lợi ích của tình dục ở người cao tuổi:
- Chữa đau đầu: Các nghiên cứu khoa học cho biết, nhờ chất oxytocin tăng cao và sự giải phóng chất endorphine, những cơn đau đầu, chứng co thắt, các chỗ nhức mỏi trên cơ thể biến mất trong quá trình ân ái.
- Tuần hoàn máu tốt: Khi thực hiện “chuyện ấy”, cơ thể trải qua cơn hưng phấn và kích thích lớn, chẳng khác nào đôi bạn già cùng nhau chạy bộ hoặc tích cực lao động tay chân: thở nhanh hơn, tim đập mạnh, máu chảy lên não tăng lên. Toàn thân được no nê lượng dưỡng khí cần thiết đồng thời tống những chất cần thải bỏ ra ngoài. Có nghĩa là tình dục giúp thanh lọc cơ thể.
Nguoicao tuoicang nen
-Giảm stress, giúp ngủ ngon: Những người có đời sống tình dục ổn định thường ít bị mất ngủ và dễ dàng vượt qua stress hơn những cặp vợ chồng quan hệ không thường xuyên hoặc người lẻ bạn. Sau khi lên đỉnh, người ta thường rơi vào trạng thái thư giãn. 
Họ thả lỏng và tạm quên hết mọi chuyện xung quanh, chính vì thế, phần lớn đàn ông chìm vào giấc ngủ ngay sau khi ân ái. Tình dục giúp con người làm việc đầy cảm hứng. Tâm trạng tốt và giấc ngủ sâu giúp vượt qua mọi căng thẳng, giải quyết công việc nhanh và đúng.
- Chống lão hóa: Tình dục buộc cơ thể phải có những hoạt động thể chất nhịp nhàng, sinh động, say sưa và quên mình. Mỗi lần “yêu”, con người tiêu tốn ít nhất 150 calo, hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và tái sinh các mô trong cơ thể đồng thời mang đến cảm giác hạnh phúc, vui sướng. Cả hai vợ chồng sẽ tươi tắn, da dẻ đẹp hơn và có trạng thái quân bình.
-Tăng lượng nội tiết tố: Quan hệ chăn gối thường xuyên khiến lượng testosterone và estrogen tăng cao trong cơ thể, giúp đạt được khoái cảm và làm cơ xương khớp chắc khỏe, tim phổi hoạt động tốt, tránh được bệnh loãng xương và tim mạch. Sau mỗi lần gần gũi, người ta như được chích mũi “thuốc khỏe” từ người bạn đời.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Để thoái hóa khớp không còn là nỗi lo


Thoái hóa khớp (THK) là một trong những bệnh khớp mạn tính rất thường gặp ở người cao tuổi (NCT) với hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo là phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhày giúp bôi trơn trong khớp. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết... Bệnh làm giảm chức năng vận động, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những ai hay bị THK?
THK xảy ra do sự mất cân bằng giữa hai quá trình tái tạo sụn và thoái hóa sụn. Tuổi càng cao thì quá trình tái tạo sụn càng giảm, đồng thời tốc độ thoái hóa sụn tăng lên. Sự mất cân bằng giữa hai quá trình này dẫn tới hiện tượng các tế bào sụn già không được thay thế, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharid giảm rối loạn. 
Từ đó, chất lượng sụn giảm dần, tính chất đàn hồi và khả năng chịu lực giảm. THK cũng thường gặp ở người bị các dị dạng bẩm sinh, biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u...; người thừa cân béo phì; những người nghề nghiệp phải khuân vác, xách vật nặng thường xuyên. Ngoài ra, những người có cơ địa già sớm, mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương, bệnh gut cũng là nguyên nhân gây THK.
Người cao tuổi nên tăng cường vận động để phòng thoái hóa khớp
Khi bị THK, người bệnh có những biểu hiện gì?
Đau là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất. Người bệnh đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau âm ỉ, ít khi đau lan (trừ trường hợp thoái hóa cột sống gây chèn ép rễ và dây thần kinh); đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Một số ít trường hợp có sưng, nóng, đỏ tại vị trí khớp bị thoái hóa. Người bệnh bị hạn chế vận động chủ động và thụ động tại các khớp bị thoái hóa, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế ở một số động tác. 
Các khớp bị biến dạng nhưng không nhiều, nguyên nhân do mọc các gai xương, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Ngoài ra, người bệnh có thể bị teo cơ, có tiếng lạo xạo khi vận động, tràn dịch khớp (thường là khớp gối). 
Chụp Xquang không phải là yếu tố quyết định để chẩn đoán thoái hóa khớp vì có thể có những trường hợp biểu hiện trên phim Xquang nhưng không có triệu chứng lâm sàng hoặc phải một thời gian rất lâu sau đó mới biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Biểu hiện thường là hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, chồi xương, gai xương.
Ngoài ra, một số phương pháp chụp đặc biệt có thể phát hiện sớm các tổn thương của sụn khớp, đĩa đệm như: chụp cắt lớp, chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner), chụp Xquang có bơm thuốc cản quang.
Cần phân biệt thoái hóa khớp với viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống.
Điều trị và dự phòng THK như thế nào?
Nguyên tắc cơ bản trong phòng và điều trị thoái hóa khớp là làm chậm quá trình hủy hoại khớp, đặc biệt là ngăn sự thoái hóa của sụn khớp; giảm đau và duy trì khả năng vận động, hạn chế đến mức thấp nhất sự tàn phế cho người bệnh, trong đó, điều trị nội khoa là chủ yếu bằng các thuốc giảm đau chống viêm, thuốc kích thích tế bào sụn, tăng chất nhầy của khớp. 
Ngoài dùng thuốc, vật lý trị liệu (siêu âm, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, đắp bùn, luyện tập chỉnh sửa tư thế...) và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt đem lại hiệu quả tốt với người bệnh. 
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm kéo dài hoặc không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn đối với người bệnh, đặc biệt hay gặp là gây viêm loét dạ dày - tá tràng thứ phát nên người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa: chỉ tiến hành khi điều trị nội khoa không có kết quả, tổn thương khớp quá nặng, có các biến chứng như liệt, teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện, người bệnh trên 60 tuổi.
Lời khuyên của thầy thuốc: Để phòng và điều trị bệnh thoái hóa khớp có hiệu quả, cần hướng dẫn người cao tuổi thực hiện các chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh cho khớp bị quá tải bởi trọng lượng và vận động: duy trì cân nặng hợp lý, tránh các tư thế: đứng lâu; ngồi vẹo lệch, không cân đối. 
Tập luyện thường xuyên và vừa sức giúp cơ bắp khỏe mạnh, không nên tập vận động quá mạnh hoặc quá lâu. Với người cao tuổi, tốt nhất nên tập thể dục nhẹ nhàng, dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe, đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng thời gian 20 - 30 phút/ngày. Thực phẩm ăn uống nên đa dạng, giàu protein, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi (trứng, sữa, tôm, cua, lươn và các loại nhuyễn thể, các loại quả chín và rau có màu xanh đậm hoặc màu vàng...). Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc có chứa thành phần glucosamin bởi vì glucosamin tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ðể khỏe khi tuổi xế chiều

Khi chúng ta già đi cũng là lúc cơ thể sẽ sinh ra bệnh tật. Ăn không ngon, ngủ không sâu, xương khớp nhức mỏi kéo theo những chứng bệnh liên quan hệ tuần hoàn, tim mạch là những yếu tố làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống củangười cao tuổi. Để người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích, cần lưu ý những gì?
Độ bền của xương
Loãng xương được đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương làm tăng nguy cơ gãy xương. Nó thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Gãy xương hông, chân và cổ tay là tai nạn phổ biến ở người cao tuổi. Khi canxi bị mất từ xương rất khó để thay thế, nhưng có nhiều cách để bảo vệ mình chống lại sự tiến triển của bệnh, bao gồm cả việc cung cấp đủ canxi, florua và vitamin D, cũng như tập thể dục.
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát có nhiều canxi; các loại cá mềm, ăn được cả xương, chẳng hạn như cá hồi hay cá mòi, cũng là nguồn cung cấp canxi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người, nhất là người cao tuổi nên uống sữa mỗi ngày. 
Chế độ ăn uống (không bao gồm các sản phẩm từ sữa) sẽ chứa canxi ít hơn nhiều so với số lượng cơ thể cần. Vì vậy người cao tuổi nên gặp chuyên khoa dinh dưỡng để xác định các loại thực phẩm, đồ uống hoặc bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Người cao tuổi nên định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Ảnh: T. Minh
Vitamin D cũng rất cần thiết trong việc xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh. Nguồn vitamin D tốt nhất là ánh nắng mặt trời. Chỉ cần dành một khoảng thời gian ngắn tắm nắng mỗi ngày cũng giúp cơ thể có được vitamin D cần thiết. Thời gian tắm nắng có thể 10-30 phút một ngày tùy thuộc vào màu da, nơi ở và các thời điểm trong năm. 
Những người đã được khuyên nên tránh ánh nắng mặt trời (chẳng hạn như những người bị bệnh ung thư da) hoặc những người không thể ra được bên ngoài, có thể bù đắp vitamin D từ thực phẩm như lòng đỏ trứng, bơ thực vật, sữa nguyên kem, sữa chua, phô mai, sữa mạch nha, cá, gan, cá ngừ, cá mòi.
Tập thể dục như đi bộ hoặc giảm cân cũng là biện pháp tốt hỗ trợ giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, người cao tuổi, nhất là người có bệnh mạn tính nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách tập thể dục phù hợp với sức khỏe của mình.
Viêm khớp
Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh là khuyến nghị chế độ ăn uống tốt nhất cho những người bị viêm khớp. Nó cũng giúp duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp. Thừa cân có thể làm trầm trọng thêm cơn đau ở các khớp chịu lực như hông, đầu gối và mắt cá chân. Dầu cá có lợi cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần hoặc uống dầu cá theo tư vấn của các chuyên gia y tế.
Táo bón
Để ngăn ngừa táo bón, điều quan trọng là tăng cường các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, trái cây, trái cây khô, đậu khô, đậu và đậu lăng là nguồn chất xơ tuyệt vời. Hơn nữa, việc uống đủ nước hàng ngày cũng giúp ngăn ngừa và làm giảm bớt táo bón.
Răng và nướu khỏe mạnh
Giữ cho răng và lợi khỏe mạnh rất quan trọng, giúp người cao tuổi ăn ngon miệng. Thiếu răng, nướu răng đau và răng giả không phù hợp có thể làm khó khăn để nhai thức ăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. 
Tỷ lệ mất răng thường gặp nhất ở độ tuổi này bởi một số bệnh lý do tuổi già hoặc khả năng vận động kém dẫn đến việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Người cao tuổi nên kiểm tra răng miệng thường xuyên, nhất là với người dùng răng giả để răng giả được điều chỉnh một cách chính xác. Và phải đến khám bác sĩ chuyên khoa răng ngay khi có vấn đề về răng, nướu hay răng giả.
Mua sắm thực phẩm
Mua sắm thực phẩm là việc không hề đơn giản đối với những người cao tuổi sống một mình, những người gặp khó khăn khi đi lại hoặc thiếu phương tiện giao thông. Để có bữa ăn bổ dưỡng, người cao tuổi nên dự trữ các loại thực phẩm sau trong tủ lạnh: trái cây đóng hộp và nước trái cây đóng hộp và tiệt trùng; rau quả đóng hộp (giảm muối nếu có thể); đậu và hỗn hợp đậu; gạo, mì ống, bột mì, yến mạch, ngũ cốc ăn sáng; thịt và cá đóng hộp; súp đóng hộp; nước sốt (chẳng hạn như nước tương giảm chất béo) và dạng bột nhão; dầu thực vật như dầu ôliu hoặc dầu đậu nành.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317



Một số bệnh thường gặp khi vào đông ở người già


Bệnh cảm cúm: chúng tôi nhớ hồi còn bé, khi còn đi học phổ thông, cứ mỗi lần gió heo may về là nhà trường lại tổ chức nhỏ nước tỏi vào mũi chúng tôi để phòng tránh bệnh cúm. Đúng vậy, dịch cúm thường xảy ra vào mùa đông, người mắc bệnh cúm thường hay nhức đầu sổ mũi và đau ê ẩm hết cả người. 
Bệnh rất hay lây, chỉ cần một người trong gia đình hay một học viên bị cúm là cả gia đình và cả lớp học bị cúm. Bệnh lây nhanh, khởi phát nhanh nhưng cũng chỉ vài ngày là hết, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, ăn cháo và uống vitamin C hay nước chanh để tăng cường sức đề kháng là đủ. Hồi nhỏ, chúng tôi chưa thấy ai chết vì cúm. 
Sau này, đọc lại thấy có những đại dịch cúm như đại dịch cúm năm 1918 xảy ra ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất làm hàng triệu người chết hay như dịch cúm AH1N1 vừa qua cũng thấy ghê thật. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do hít phải không khí có chứa virút gây bệnh cúm. Phòng ngừa tốt nhất là cách ly bệnh nhân, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
Bệnh viêm phổi: cha tôi khi còn sống cứ mỗi khi mùa đông đến là phải mua cho chúng tôi vài cái khăn len để giữ cho ấm cổ. Bệnh hay xảy ra khi cơ thể bị lạnh, bệnh nhân sốt cao, ho nhiều có đàm đặc màu vàng hay vàng xanh tùy theo loại vi trùng gây viêm phổi. 
Bệnh hay do phế cầu trùng gây ra, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng như áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi, suy kiệt… Điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt và nâng đỡ cơ thể, trường hợp nặng phải cho bệnh nhập bệnh viện và điều trị tại đơn vị săn sóc đặc biệt. Bệnh có thể lây do tiếp xúc qua đường không khí.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp: bệnh này do vi trùng Streptococus Béta Hemolytic gây ra. Bắt đầu từ viêm họng, bệnh sẽ gây ra biến chứng trên khớp, trên thận và trên tim. Khớp sưng đỏ, nóng đau, có khi biến dạng và rất hay tái phát. Phòng ngừa bằng cách đừng để viêm họng, vệ sinh răng miệng và uống kháng sinh dự phòng khi mùa đông đến ở những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử bị viêm đa khớp dạng thấp.
Mùa đông đến cũng là mùa của một số bệnh xuất hiện, nhất là những bệnh về đường hô hấp và bệnh về xương khớp.
Mùa đông đến cũng là mùa của một số bệnh xuất hiện, nhất là những bệnh về đường hô hấp và bệnh về xương khớp.
Bệnh hen phế quản: mùa đông đến là những bệnh nhân bị hen phế quản mà dân gia còn gọi là suyễn cũng rất lo lắng. Vì trời lạnh, kèm theo ô nhiễm môi trường và những căng thẳng trong cuộc mư sinh vì những ngày giáp tết làm bệnh hay bộc phát và nặng hơn so với các mùa khác trong năm. Những cơn khó thở và ho hay xảy ra về đêm làm bệnh nhân mệt mỏi và lo âu. 
Để điều trị dứt hẳn hoàn toàn bệnh rất khó vì đây là một trong những dạng bệnh có tính di truyền và tự miễn, tuy nhiên có thể làm bệnh giảm dần những cơn khó thở bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc làm giãn phế quản, tăng cường sức đề kháng và nhất là giữ cho cơ thể ấm không bị nhiễm lạnh, nhất là tuyệt đối không hút thuốc lá, môi trường sống phải trong lành và tránh những stress do cuộc sống gây ra.
Các loại bệnh về mạch máu: trời lạnh, nếu không gữ ấm cho cơ thể các mạch máu có thể bị co lại, đặc biệt là các động mạch ngoại biên dễ làm bộc phát những bệnh về động mạch trên những người có cơ địa dễ bị bệnh như: viêm tắc động mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch… 
Bệnh làm bệnh nhân bị đau nhiều ở đầu các ngón tay và ngón chân, có thể kèm theo tím tái, nặng hơn bệnh nhân sẽ bị hoại tử đầu ngón tay và chân hoặc cả bàn chân nữa. Điều trị chủ yếu là phải giữ ấm cho bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc giảm đau và giãn mạch máu.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc hay phòng trị ngứa da ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính và thường dùng các loại thuốc khác nhau. Nhiều loại thuốc uống hay thuốc bôi có thể gây ngứa. Bên cạnh đó, việc bài tiết của tuyến nhờn dưới da ở người cao tuổi trong mùa đông gặp khó khăn và điều này lại càng làm cho lớp da của người già đã khô thêm khô. 
Mặt khác, người già sức đề kháng yếu, không chịu được rét, khi trời trở lạnh phải mặc nhiều quần áo ảnh hưởng đến quá trình hô hấp bình thường của da.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo y học cổ truyền, để phòng trị chứng ngứa trong mùa đông, người cao tuổi không nên tắm quá nhiều, mỗi tuần tắm 1-2 lần là đủ. Không nên tắm nước quá nóng và các loại sữa tắm, xà phòng có độ kiềm cao; giữ độ ẩm thích hợp trong phòng... Với biểu hiện ngứa, bong vảy, ngứa nhiều về đêm; đặc biệt trong những ngày rét đậm... bạn đọc có thể sử dụng một trong số những bài thuốc sau:
Bài 1: Gừng khô 9g, hồng táo 10 quả, quế chi 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống liền trong 7-10 ngày.
Bài 2: Đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi thứ 15g, đan sâm 20g, phòng phong, kinh giới, bạch tật lê mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày một thang, sắc làm 2 lần.
Bài 3: Dạ giao đằng 50g, khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, kinh giới 30g, hoa tiêu 5g. Sắc uống ngày một thang, sắc làm 2 lần.
Bài 4: Quế chi 6g, bạch thược 12g, đương quy 10g, gừng sống 3 miếng, hồng táo 10 quả, cứu cam thảo 5g. Ngày một thang, sắc làm 2 lần.
Bài 5: Đương quy 10g, quế chi 10g, bạch thược 10g, tế tân 3g, cam thảo 5g, mộc thông 6g, ngô thù du 3g, gừng sống 9g. Ngày một thang, sắc làm 2 lần.
Món ăn thuốc
Bài 1: Thịt lươn 30g, hồng táo 15g, gạo tẻ vừa đủ, nấu cháo ăn hàng ngày.
Bài 2: Thịt dê 200g, hoa tiêu 3g, gừng sống 15g, đương quy 30g. Hầm mềm ăn nóng.
Bài 3: Sơn tra 15g, đương quy 15g, hồng táo 10g. Nấu ăn.
Bài thuốc dùng ngoài
Bài 1: Vỏ chuối tiêu sắc lấy nước thấm vào khăn bông rồi chườm vào chỗ ngứa hoặc dùng mặt trong của vỏ chuối đắp trực tiếp vào chỗ ngứa.
Bài 2:  Lá đào tươi 30g, sắc lấy nước cốt, buổi tối trước khi đi ngủ lấy bông thấm nước cốt bôi vào chỗ ngứa.
Bài 3: Gừng tươi 250g, rượu trắng 500ml. Gừng đem rửa sạch, thái lát, ngâm trong rượu 3-5 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thứ rượu này, bôi, chấm vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Khi cơ thể bỗng gầy đi lúc cao tuổi

Hầu như ai cũng biết béo phì không có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi một người cao tuổi (NCT) nào đó ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc vẫn bình thường mà trong thời gian ngắn lại thấy gầy rộc hẳn đi thì phải coi chừng. Rất có thể người đó đã bị những căn bệnh dưới đây:
Ung thư
NCT có tỷ lệ ung thư khá cao. Nguyên nhân là do sau khi bước vào tuổi già, sức đề kháng của cơ thể kém đi. Do tế bào ung thư phát triển rất nhanh nên làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, khiến cho sự phân giải trong quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh. Hơn nữa, những người bị ung thư thì thường là hấp thụ dinh dưỡng không được tốt, vì vậy mà gầy rộc hẳn đi, đây là triệu chứng ban đầu của căn bệnh ung thư, nên những NCT phải hết sức chú ý.
Bệnh tuyến giáp trạng
Căn bệnh này thường xuất hiện ở những phụ nữ đang ở độ tuổi trung niên và thanh niên, có những triệu chứng như ăn nhiều, gầy sút cân, cảm giác nóng bừng, ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, hay cáu gắt… Nhìn bề ngoài thấy tuyến giáp sưng to, 2 mắt trông như lồi ra, nếu có những triệu chứng này thì rất dễ chẩn đoán bệnh.
NCT mắc bệnh này không nhiều lắm, triệu chứng cũng không nổi bật, cũng không cảm thấy bứt rứt khó chịu và cũng ít khi bị sưng tuyến giáp hoặc mắt lồi ra, chủ yếu là gầy đi, ăn uống không ngon miệng, trầm cảm. 
Do triệu chứng không rõ ràng, nên dễ chẩn đoán sai bệnh ở NCT. Vì vậy, những NCT cảm thấy vừa gầy đi lại ăn uống không ngon miệng và tinh thần không được thoải mái, thì phải đề phòng bệnh tuyến giáp trạng.
Bệnh đái tháo đường
Là căn bệnh thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên và NCT, có những triệu chứng chủ yếu như uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, ăn nhiều và cơ thể gầy đi. Nhưng có không ít NCT lại mắc bệnh đái tháo đường, nhưng những triệu chứng này lại không nổi bật lắm mà chỉ đột nhiên thấy cơ thể gầy rộc đi. 
Ngoài ra, còn một số người trong khi mắc bệnh đái tháo đường cũng bị rối loạn chức năng thần kinh thực vật, gây trở ngại cho hoạt động của dạ dày, đầy bụng… và thường bị chẩn đoán nhầm là bị viêm dạ dày mạn tính. Chính vì vậy, đối với những NCT cơ thể bị gầy đi nhưng lại không rõ nguyên nhân, nên đi kiểm tra lượng đường trong máu và trong nước tiểu để phát hiện bệnh kịp thời.
Bệnh tim
Khi đau tim, bị huyết áp cao dẫn đến bệnh tim, thấp khớp vào tim… thì sẽ xuất hiện những biểu hiện chức năng không bình thường của tim, mà nhất là khi chức năng bên trái của tim không được bình thường thì sẽ làm cho đường tiêu hóa và gan bị ứ máu, sự co bóp của đường tiêu hóa yếu, việc bài tiết chất chua trợ tiêu hóa cũng giảm đi, khiến cho ăn uống không thấy ngon miệng, hấp thụ kém, khiến cho cơ thể gầy đi. 
Ngoài ra, những căn bệnh mạn tính tiêu hao sức khỏe như bệnh lao, bệnh nhiễm ký sinh trùng… và các loại bệnh thấp khớp và những bệnh tự miễn dịch… cũng là những nguyên nhân làm cơ thể bị gầy đi.
Vì vậy, đối với những NCT bỗng dưng bị gầy đi không rõ nguyên nhân, không nên cho rằng điều đó có lợi cho sức khỏe mà không chú ý. Thật ra có thể là do cơ thể đang bị một căn bệnh nào đó. Hiện nay, việc giảm béo là rất phổ biến, nên các bác sĩ cần nhắc nhở những NCT không nên nghĩ rằng về già gầy đi là có lợi cho sức khỏe, mà mất cảnh giác.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chiêu giảm stress cho người nghỉ hưu

Mặt tích cực của việc nghỉ hưu là mang lại khoảng thời gian thú vị để bắt đầu thực hiện một sở thích hoặc công việc kinh doanh mới, hay đi du lịch tùy vào điều kiện và sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên nếu bạn chưa được chuẩn bị để đối mặt với những căng thẳng mới thường xuất hiện ở giai đoạn này trong cuộc đời, khoảng thời gian đó có thể khó khăn hơn cả trước khi về hưu.
Khi nghỉ hưu nhiều người cảm thấy bản thân phải học cách thích nghi với một thời gian biểu mới hoặc, chẳng có một thời gian biểu nào, ngày càng xa cách với bạn bè và gia đình, thấy mình bị cách ly với xã hội và đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng. Những stress về tiền bạc rất thường xảy ra khi về hưu, lúc bạn phải sống với thu nhập cố định và mức sống thấp hơn.
Trong giai đoạn chuyển giao đầy thách thức đó, stress được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó có thể gây ra bệnh tim, cao huyết áp, chứng đau thắt ngực và nhịp tim không đều.
Dưới đây là những bí quyết giúp bạn có thể kiểm soát những nguyên nhân gây stress để tận hưởng trọn vẹn những năm tháng nghỉ ngơi mà bạn hoàn toàn xứng đáng được hưởng.
1. Giao lưu xã hội là tối quan trọng
Cần xây dựng những mối quan hệ thân thiết, tham gia các hoạt động nhóm hay đến các dự những bữa ăn với hàng xóm. Kết nối với những người khác và một trong những điểm mấu chốt làm nên một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh. Hãy lên kế hoạch những hoạt động để thực hiện cùng bạn bè, những thành viên trong gia đình, tham gia các lớp học, tiếp tục học hỏi và tìm kiếm những niềm vui cho riêng mình.
Ảnh: lives-nccr.ch
Cần xây dựng những mối quan hệ xã hội thân thiết khi về hưu. Ảnh: lives-nccr.ch
2. Lắng nghe và làm theo trái tim
Đây là cơ hội để bạn thực sự khám phá những điều mình thực sự mong muốn. Bạn muốn làm gì với khoảng thời gian “mới tìm ra” này? Tìm kiếm những điều đó bằng chính trực giác và khả năng của mình.
3. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân
Chỉ có 33% người Mỹ được hỏi cho biết họ có sự linh hoạt về mặt thể chất tốt hay xuất sắc. Không nên dừng các hoạt động thể chất khi về hưu. Tuy nhiên cần bảo vệ bản thân khỏi những chấn thương ví dụ như khớp xương để cơ thể luôn nhanh nhẹn, hoạt bát. Đây cũng là khoảng thời gian bạn cần ăn uống cẩn thận hơn bao giờ hết, ngủ đủ giấc và nhờ sự giúp đỡ về thể chất khi cần.
4. Giám sát sức khỏe tinh thần
Trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tim và ngược lại, do vậy, cần chú ý tới biểu hiện của cả hai và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sức khỏe.
5. Thử kỹ thuật Heart Lock-In
Ảnh: healthinsurancesinfo
Những cảm xúc đẹp khi về hưu giúp giảm stress hiệu quả. Ảnh: healthinsurancesinfo
Kỹ thuật này giúp tạo ra và duy trì sự liên kết với trái tim, giúp giảm stress.
- Chuyển sự chú ý tới vùng trái tim và từ từ hít thở sâu.
- Xây dựng và duy trì một cảm giác cảm kích hoặc sự quan tâm cho một người hoặc một việc nào đó trong cuộc đời mình
- Bộc lộ những cảm xúc đó về sự quan tâm hay cảm kích trong năm phút hoặc dài hơn.
- Tiếp thu những chỉ dẫn của trực giác. Liệu có những gì trái tim đang cảm thấy hay đang nói cho bạn biết vào thời điểm đó? 
6. Thể hiện lòng cảm kích và sự biết ơn
Như một thói quen được mặc định trong đời. Điều này có thể làm kích hoạt hệ thống sinh hóa của cơ thể giúp giảm stress và làm ổn định tinh thần.
7. Tìm kiếm những “lối thoát” sáng tạo
Việc thể hiện bản thân, học hỏi những điều mới mẻ và sáng tạo có thể tạo ra niềm vui và đem tới sự thanh thản cho tinh thần cũng như duy trì sức khỏe tổng quát. Hãy giải tỏa căng thẳng và biến cuộc sống khi về hưu trở thành một cách để tận hưởng những năm tháng an nhàn như một phần thưởng cho bản thân mình.
8. Kiểm soát stress về tiền bạc
Ảnh: nflplayerengagement
Kiểm soát tốt tiền bạc khi nghỉ hưu giúp giảm bạn stress. Ảnh: nflplayerengagement
Theo một khảo sát mới, 73% người Mỹ cho thấy việc tiết kiệm và đầu tư khi về hưu là những nguyên nhân gây căng thẳng và lo âu. 19% người Mỹ được khảo sát vào trước đó cảm thấy tự tin rằng mình hoàn toàn có thể kiểm soát tốt khoảng thời gian về hưu. Chỉ 30% người đã nghỉ hưu cảm thấy mình ổn.
Nếu bạn chưa nghỉ hưu, hãy chuẩn bị tinh thần cho bản thân tốt nhất có thể, trong đó bao gồm cả việc trả hết nợ nần. Nếu bạn đã về hưu, hãy cắt giảm những chi phí không cần thiết, sống trong phạm vi ngân sách mà mình có, chia sẻ với những người về hưu khác và tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống đơn giản.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Ðọc báo và làm thơ giúp người già minh mẫn

Nghiên cứu của TS. Konstantinos Arfanakis và các cộng sự ở Trung tâm Y tế Đại học Rush và Viện Công nghệ Illinois (Hoa Kỳ) đã phát hiện được những ảnh hưởng của hoạt động tinh thần đối với vùng não trắng, bao gồm các sợi trục thần kinh, có chức năng dẫn truyền thông tin đến não.
Dẫn truyền thần kinh
Dẫn truyền thần kinh
Các nhà khoa học yêu cầu những người lớn tuổi tham gia cuộc nghiên cứu bằng cách tăng số lần thực hiện các hoạt động trí não như: đọc báo, viết thư, làm thơ hoặc các trò chơi khác có vận dụng trí não. Kết quả thu được là: não bộ ở người cao tuổi khỏe mạnh hơn nhờ những hoạt động trí óc nói trên. 
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để thu thập dữ liệu về khả năng truyền thông tin của não bộ, kết quả cho thấy, khả năng dẫn truyền thông tin ở các sợi trục thần kinh của người có nhiều hoạt động tinh thần cao hơn so với những người ít hoạt động này.
TS. Arfanakis cho hay, khả năng dẫn truyền thần kinh của con người bắt đầu suy giảm từ tuổi 30 trở đi. Do đó, biện pháp góp phần tăng khả năng dẫn truyền thần kinh là việc đọc và viết. Các nhà khoa học kết luận: “Đọc chính là liều thuốc tốt nhất để duy trì khả năng trí tuệ của người già”.
Cho nên đối với người cao tuổi, đọc một tờ báo, viết vài bức thư, làm mấy bài thơ... đều là những hoạt động đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt với não bộ, bởi các hoạt động đó giúp trì hoãn quá trình lão hóa bộ não.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phòng bệnh viêm tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở NCT nếu không chữa trị đúng và không có biện pháp phòng bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Đường tiết niệu kéo dài từ thận cho đến lỗ tiểu. Khi nói đến viêm đường tiết niệu tức là có thể viêm một bộ phận nào đó, hoặc có thể viêm nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tiết niệu ở người có tuổi bất kể là nam hay nữ giới.
Những nguyên nhân
Sở dĩ NCT dễ mắc viêm đường tiết niệu là do sức đề kháng ngày một giảm, trong khi đó một số yếu tố thuận lợi luôn sẵn có ở NCT như mắc một số bệnh ở thận. 
Đó là bệnh sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), hoặc bệnh u bàng quang, dị dạng bàng quang từ bé nhưng không được khắc phục hoặc do u tiền liệt tuyến (nam giới), ở nữ giới do mắc một số bệnh tiểu khung. 
Các bệnh ở đường tiết niệu, bệnh tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh tiểu khung (nữ giới) có thể gây ứ đọng nước tiểu, từ đó làm viêm nhiễm ngược dòng gây viêm bàng quang, viêm thận.
Một số NCT do mắc một số bệnh ngoài đường tiết niệu nhưng ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống tiết niệu như bị mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc do di chứng của tai biến cho nên đi tiểu không tự chủ làm cho nước tiểu luôn ứ đọng ở bàng quang gây viêm bàng quàng và từ đây làm viêm ngược dòng gây viêm thận.
Một số trường hợp (cả nam lẫn nữ giới) lúc đường thời mắc bệnh viêm niệu đạo do vi khuẩn (lậu cầu, Chlamydia, Mycoplasma), càng về sau niệu đạo càng bị xơ hóa, chít hẹp gây cản trở đường tiểu, thậm chí gây bí tiểu, từ đó gây viêm ngược dòng  bàng quang, thận.
Viêm đường tiết niệu, về căn nguyên chủ yếu là do vi sinh vật, trong đó thường gặp nhất là vi khuẩn. Đứng hàng đầu trong viêm đường tiết niệu ở NCT là vi khuẩn đường ruột, trong đó vi khuẩn E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là Proteus, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella…
Người cao tuổi cần uống đủ lượng nước hàng ngày để phòng viêm đường tiết niệu
Biểu hiện viêm đường tiết niệu
Do sức đề kháng suy giảm, phản xạ kém cho nên khi bị viêm đường tiết niệu NCT sốt nhẹ hoặc không sốt. Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt lưng âm ỉ, đôi khi đau thành cơn. Nếu NCT có kèm theo thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ rất dễ nhầm tưởng là mình đau lưng do thoái hóa cột sống. 
Ngoài sốt nhẹ, đau thắt lưng còn thấy rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều lần, tiểu khó, rắt, buốt (các triệu chứng này cũng bắt gặp ở nam giới bị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến). Nước tiểu có thể có màu đục, cặn, một số trường hợp có thể thây màu đỏ do sỏi cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu ở NCT có thể dẫn đến viêm thận, nguy hiểm hơn là suy thận, áp-xe quanh thận, nhiễm khuẩn huyết.
Nên phòng bệnh như thế nào?
Trước hết, đối với NCT đã, đang mắc một số bệnh về thận (sỏi), bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh tiểu khung (nữ giới) cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên để bệnh kéo dài sẽ gây viêm đường tiết niệu và nguy hiểm hơn là gây biến chứng. 
Với những NCT, đặc biệt là người sức yếu, suy giảm trí nhớ, di chứng của tai biến, muốn phòng bệnh viêm đường tiết niệu cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày vùng sinh dục ngoài và cả vùng xung quanh. 
Nếu người bệnh không làm được, cần có sự hỗ trợ của gia đình. Không nên nhịn tiểu, nghĩa là khi buồn tiểu là cần đi tiểu ngay để tránh ứ đọng nước tiểu trong bàng quang gây viêm nhiễm bàng quang và viêm ngược dòng.
NCT nói chung rất ngại uống nước, ăn rau, canh, đó là một sai lầm. Muốn phòng tránh viêm tiết niệu, NCT cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 1,5 - 2,0 lít, bao gồm cả nước trong canh, rau, trái cây) vào buổi sáng,   chiều và không uống nước vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt lưng âm ỉ, đôi khi đau thành cơn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons