Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh nhân sau đột quỵ

Theo BS. Phạm Văn Thân, đối với bệnh nhân sau đột quỵ, một chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa tái phát bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Bài tập cho bệnh nhân đột quỵ dạng nhẹ. Nguồn: VNE Bạn có thể tham khảo những lời khuyên về chế độ ăn uống sau đây: Chất đạm: ăn ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật như đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ; đạm động vật như cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc... Chất béo: ăn ở mức 25 - 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc... Vitamin và chất khoáng: có trong các loại hoa...

Cách tập luyện đẩy lùi cơn chóng mặt

Giai đoạn 1: Chữa triệu chứng, từ 2-3 ngày, làm giảm các biểu hiện khó chịu. Khi đang cơn, người bệnh cần nằm yên ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nằm nghiêng về phía không gây cơn. Dùng thuốc an thần nhẹ (như seduxen, valium). Có thể dùng thuốc chống chóng mặt như uống tanganil, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 viên. Ăn nhẹ, dễ tiêu. Giai đoạn 2: Nâng đỡ sức khỏe, từ 10 ngày đến 2 tuần. Có thể hoạt động nhẹ nhàng, tránh đi lại trên cao, cheo leo, tránh gần các vật chuyển động nhanh (như xe cộ...). Có thể uống tiếp trong 7 ngày nữa, mỗi ngày 2 viên tanganil, chia ra 2 lần. Chuẩn bị cho luyện tập ở giai đoạn 3. Giai đoạn 3: Tập luyện là phương...

Chóng mặt, bệnh hay tấn công người cao tuổi

Chóng mặt là một triệu chứng chủ quan của người bệnh. Người bệnh cảm thấy mọi vật quanh mình quay tít hoặc bản thân bị quay như đứng giữa một cơn lốc, có khi cảm thấy bồng bềnh như đi thuyền trên sóng hoặc bước hẫng, đi lại không vững hoặc đi như bị kéo lệch về một phía. Có lúc người bệnh thấy nhà cửa đu đưa, giường chao đảo, mặt đất dập dềnh. Trong một số trường hợp, chóng mặt kèm theo buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, sợ hãi. Xử trí thế nào để giảm rủi ro do cơn chóng mặt? Vì sao bị chóng mặt? Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh, chỉ trong mấy giây đồng hồ để...

Nhận biết viêm bàng quang

Triệu chứng của viêm bàng quang ở NCT là tiểu gắt, buốt, đi tiểu nhiều lần do mỗi lần tiểu không hết nước tiểu, vì vậy, lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu. Nước tiểu có màu đục (có thể mủ hoặc cặn hoặc cả hai), có thể có máu (ít khi mắt thường nhìn thấy mà phải xét nghiệm nước tiểu và soi bằng kính hiển vi). Người bệnh có cảm giác bàng quang lúc nào cũng căng đầy, khó chịu ở vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Đau vùng thắt lưng đau trên xương mu và đau vùng bụng dưới có thể gặp trong đa số các trường hợp viêm bàng quang. Một số trường hợp có sốt nhẹ, mệt mỏi. Nếu viêm bàng quang do sỏi thận nhiều trường hợp có cơn đau quặn...

Người 50 tuổi nên uống sữa mỗi ngày

Sữa là một trong những thực phẩm có giá dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, không chỉ thích hợp cho trẻ đang lớn mà còn cần thiết cho người lớn tuổi. Hãy điểm lại thông tin dinh dưỡng trong sữa dành cho tuổi trung niên, và lý do vì sao người từ 50 tuổi nên uống sữa mỗi ngày. Sữa cung cấp nguồn đạm lỏng dễ hấp thu Đặc điểm của đạm trong sữa là ở dạng lỏng dễ hấp thu và có giá trị sinh học cao, chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không tổng hợp được. Các acid amin thiết yếu này hỗ trợ cho hệ cơ chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi cơ bắp, giúp tái tạo cơ bắp. Về giá trị của chất đạm trong sữa, 1 ly sữa (khoảng...
Page 1 of 22312345Next
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons